08:03 22/03/2022
Trả lời:
1. Theo Khoản 4, Điều 39, Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), quy định trách nhiệm của NSDLĐ về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động (NLĐ) bị tai nạn lao động như sau:
Nếu NSDLĐ không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, NSDLĐ phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại Mục 3 Chương này khi NLĐ bị TNLĐ, BNN.
2. Theo Khoản 2, Điều 8, Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 việc giải quyết chế độ TNLĐ, BNN đối với các trường hợp cá biệt, được quy định cụ thể như sau:
Đối với NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nếu NSDLĐ không đóng BHXH cho họ thì khoản tiền tương ứng với chế độ chi trợ cấp quy định tại Khoản 2, Điều 42 Luật ATVSLĐ mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ bị TNLĐ, BNN thay cho cơ quan BHXH thực hiện như sau:
a) Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%: NSDLĐ phải trả trợ cấp TNLĐ, BNN một lần bằng mức trợ cấp một lần:
+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại Điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
b) Đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên:
- NSDLĐ phải trả trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng cho người lao động.
- Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại Điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Việc chi trả có thể thực hiện 1 lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất được thì thực hiện hình thức chi trả theo yêu cầu của NLĐ.
BAN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT - QUAN HỆ LAO ĐỘNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN
(ĐT: 09 1974 2006; 0375 037 037)
Hoàng Hương - Theo Baonghean.vn
THÔNG BÁO
Hướng dẫn thực hiện chủ đề hoạt động năm 2022 “Chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam”
Kế hoạch sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 10c/NQ-BCH ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Chỉ thị số 04/CT -TLĐ ngày 03/3/2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Hướng dẫn một số nội dung công tác nhân sự đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIX Công đoàn tỉnh Nghệ An, nhiệm kỳ 2023 - 2028
Kế hoạch tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với Công nhân lao động năm 2022
Kế hoạch tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIX Công đoàn tỉnh Nghệ An, nhiệm kỳ 2023-2028
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
LIÊN KÊT WEBSITE
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP