Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Công đoàn nghệ an

Những dấu mốc quan trọng của Cách mạng Tháng Mười Nga

07:59 07/11/2022

Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô Viết các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô Viết Pê-tơ-rô-grát.

 
Giương cao ảnh vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản Vladimir Lênin trong một cuộc tuần hành.
Giương cao ảnh vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản Vladimir Lênin trong một cuộc tuần hành. Ảnh: TTXVN
Lãnh tụ V. I. Lênin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Mười Nga
Lãnh tụ V. I. Lênin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười Nga. Ảnh tư liệu 

Tháng 4/1917, từ Phần Lan V.I.Lênin  bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga. Đêm 24/10/1917 theo lịch cũ nước Nga (tức đêm 6/11/1917), khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát. Ngày 25/10/1917 theo lịch cũ nước Nga (tức ngày 7/11/1917), các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, trừ Cung điện Mùa Đông và một vài nơi.

Tới 2 giờ 10 phút, rạng sáng 26/10/1917, Cung điện Mùa Đông được giải phóng, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa vũ trang tại Pê-tơ-rô-grát kết thúc thắng lợi.

Công nhân ở Petrograd xuống đường biểu tình trong cuộc Cách mạng Tháng Hai.
Công nhân ở Petrograd xuống đường biểu tình trong cuộc Cách mạng Tháng Hai.

Ngày 25/10/1917 - tức ngày 7/11/1917 đã được ghi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại.

Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nó đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội; giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước.

 

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã dẫn tới sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho CNXH từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Nó báo hiệu quá trình cải tạo thế giới theo CNXH và chủ nghĩa cộng sản đã bắt đầu.
Sự kiện vĩ đại này đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

Rạng sáng 7-11-1917, quân khởi nghĩa tấn công vào Cung điện Mùa Đông ở Petrograd (nay là Xanh Pê-téc-bua), mở đầu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Ảnh Tư liệu TTXVN.
Rạng sáng 7/11/1917, quân khởi nghĩa tấn công vào Cung điện Mùa Đông ở Petrograd (nay là Xanh Pê-téc-bua), mở đầu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Ảnh tư liệu TTXVN.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa của Nga Hoàng, mở ra thời kỳ vùng dậy không gì ngăn cản được của các dân tộc bị áp bức, giành độc lập, tự do, làm lay chuyển hậu phương rộng lớn của chủ nghĩa đế quốc thế giới.

Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước, như: Ba Lan, Bungari, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hunggari, Tiệp Khắc, Anbani, Mông Cổ, Triều Tiên, Cu Ba và Việt Nam, đã tạo nên những tiền đề thực tế cho sự ra đời của một hệ thống xã hội mà trước đó chưa từng tồn tại trong lịch sử và chỉ một thời gian ngắn sau khi ra đời - hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã đóng vai trò chi phối với nhiều quá trình quan trọng của thế giới hiện đại.
Cách mạng Tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng; không một cuộc cách mạng nào trong thời đại ngày nay lại không chịu ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng Tháng Mười. Nó cho thấy: Trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì CNXH, giữa dân chủ và CNXH chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Cách mạng Tháng Mười mở ra đã làm thay đổi cục diện thế giới. Đó là sự thể nghiệm thắng lợi chủ nghĩa Mác - Lênin trong thực tiễn, để lại những bài học kinh nghiệm vô giá cho các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc và CNXH. Đến hôm nay, dù đã 1 thế kỷ trôi qua, song Cách mạng Tháng Mười vẫn nguyên vẹn ý nghĩa lịch sử và thời đại trường tồn theo thời gian.

Tổng hợp tư liệu - Nguồn Baonghean.vn

Từ khóa:

TIN TỨC MỚI NHẤT

[Infographics] Chân dung Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung
15:54 11/11/2024

Chiều 11/11, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá XIX, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025.


Nhận diện mưu đồ chống phá đất nước núp bóng “công đoàn độc lập”
14:30 29/10/2024

Những năm gần đây, để thực hiện mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu ra sức gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên là vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền và người lao động.


Nghệ An ban hành công điện ứng phó với bão Trami
15:34 27/10/2024

UBND tỉnh Nghệ An đã có Công điện số 42/CĐ-UBND gửi các đơn vị, địa phương về việc chủ động ứng phó bão Trami.


Bốc thăm, xếp lịch thi đấu chung kết Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam
13:28 25/10/2024

Sáng 25-10, ban tổ chức Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 đã bốc thăm chia bảng, xếp lịch thi đấu vòng chung kết.


Bảo đảm thời gian để cán bộ công đoàn không chuyên trách thực hiện nhiệm vụ
22:03 24/10/2024

Sáng 24.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).


THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP