10:03 19/07/2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới
Trải qua hơn 90 năm hình thành và phát triển, sau 35 năm đổi mới đất nước, Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
Một số cấp uỷ, chính quyền chưa thực sự quan tâm chỉ đạo đối với tổ chức Công đoàn.
Thời gian qua, tổ chức và hoạt động của Công đoàn còn một số hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Mô hình tổ chức, phương thức tập hợp đoàn viên, người lao động có mặt chậm được đổi mới. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn còn bất cập; nhiều nơi thiếu cán bộ chuyên trách, một bộ phận cán bộ năng lực yếu…
Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là: Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ, chính quyền về vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn chưa đầy đủ; có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công nhân, công đoàn.
Kết luận 79/KL-TW ngày 25/1/2/2013 của Bộ Chính trị cũng nhận định: Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể về xây dựng giai cấp công nhân còn nhiều hạn chế. Công tác chỉ đạo và phối hợp của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chínhquyền, cơ quan chức năng chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ. Những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân như việc làm, nhà ở, nơi sinh hoạt văn hoá, nhà trẻ... tại các khu công nghiệp, khu chế xuất chậm được giải quyết.
Những giải pháp để Đảng lãnh đạo quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong thời gian tới
Thời gian tới, số lượng công nhân, lao động tăng nhanh, hoạt động công đoàn tiếp tục mở rộng và chuyển mạnh sang khu vực ngoài nhà nước. Việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sẽ tác động sâu sắc đến việc làm, việc thu hút, tập hợp người lao động… Công đoàn Việt nam đối diện với nhiều thách thức mới, khó khăn hơn. Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, thực chất hơn tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam.
Để thực hiện được yêu cầu đó, thời gian tới, 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã được nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị đề ra đối với các cấp ủy Đảng như sau:
Một là: Các cấp uỷ Đảng lãnh đạo, định hướng để tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ra đời và hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, tuân thủ pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp để xâm phạm quyền, lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, gây mất an ninh, trật tự.
Khắc phục tình trạng buông lỏng hoặc giao nhiệm vụ không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
Hai là: Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền… nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, thời cơ, thách thức và những vấn đề mới đặt ra đối với Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng và phê chuẩn các công ước quốc tế liên quan đến lao động, công đoàn. Tính đến ngày 1/1/2021, Việt Nam đã tham gia 25 công ước về quyền lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản như Công ước 88 về tổ chức dịch vụ việc làm; Công ước 159 về tái thích ứng việc làm cho người khuyết tật; Công ước 98 của về quyền thương lượng tập thể, Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức…
Ba là: Quan tâm lãnh đạo công tác phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; thành lập tổ chức công đoàn để tạo tiền đề thành lập tổ chức đảng, đoàn thể khác. Ở những nơi chưa có tổ chức đảng, Đảng lãnh đạo tổ chức công đoàn thông qua công đoàn cấp trên trực tiếp;
Bốn là: Định kỳ hằng năm và khi cần thiết, ban thường vụ hoặc ban chấp hành cấp uỷ làm việc với ban chấp hành công đoàn cùng cấp để nắm tình hình hoạt động, chỉ đạo, định hướng nhiệm vụ thời gian tiếp theo; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, chỉ đạo giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Năm là: Tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công nhân, công đoàn. Phát huy trách nhiệm nêu gương của đảng viên là cán bộ công đoàn, nhất là người đứng đầu. Đảng viên làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đủ điều kiện phải tham gia tổ chức công đoàn và gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn.
Chí Công
THÔNG BÁO
Kế hoạch Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri giữa cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động với Đoàn Đại biểu Quốc hội trước Kỳ họp thứ 8 và tặng quà cho Công nhân lao động Năm 2024
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và tài sản cố định khác năm 2024
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp năm 2023
Thông báo công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công năm 2023
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
LIÊN KÊT WEBSITE
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP