Tháng công nhân năm 2024 - đoàn kết công nhân, triển khai nghị quyết

4 điểm mới về giờ làm việc, nghỉ ngơi của lao động thời vụ từ 01/02/2022

16:31 15/12/2021

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH với nhiều thay đổi về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất thời vụ, gia công theo đơn đặt hàng từ ngày 01/02/2022.

 

1. Thay đổi về số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày

Hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động theo các trường hợp quy định.

So với quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH, số giờ làm việc tiêu chuẩn tại Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH trong từng trường hợp đã có sự thay đổi nhất định. Cụ thể như sau:

Trường hợp

Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH

(Áp dụng từ 01/02/2022)

Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH

(Áp dụng đến hết 31/01/2022)

1

08 giờ

08 giờ hoặc 06 giờ (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

2

Nhiều hơn 08 giờ nhưng không quá 12 giờ

Nhiều hơn 08 giờ nhưng không quá 12 giờ hoặc nhiều hơn 06 giờ nhưng không quá 09 giờ (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

3

Từ 04 - dưới 8 giờ

Từ 04 - dưới 8 giờ hoặc từ 3 giờ - dưới 6 giờ (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

4

Cho nghỉ trọn ngày

Cho nghỉ trọn ngày


2. Nới giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và làm thêm giờ

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH đã bỏ quy định về tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là không quá 09 giờ.

Thay vào đó, mọi công việc mang tính chất thời vụ mà Thông tư 18 đề cập đều áp dụng chung tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm/ngày là không quá 12 giờ.

Ngoài ra, giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng theo quy định mới cũng mở rộng hơn.

Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 18, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng một trong hai giới hạn sau và phải ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm:

 

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH

Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH

Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm/tuần

≤ 72 giờ

≤ 64 giờ hoặc ≤ 48 giờ (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Tổng số giờ làm thêm/tháng

≤ 40 giờ

≤ 32 giờ hoặc ≤ 24 giờ (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)


Một vài điểm mới về giờ làm việc của lao động thời vụ từ 01/02/2022 (Ảnh minh họa)


3. Đi làm ngày lễ, Tết không còn được nghỉ bù

Trước đó, khoản 3 Điều 7 Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH chỉ quy định doanh nghiệp phải bố trí để người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ số ngày lễ, Tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác theo đúng quy định của Bộ luật lao động.

Tuy nhiên, quy định về việc nghỉ bù đã bị Thông tư 18/2021 bãi bỏ. Thay vào đó, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác theo quy định.

Như vậy, từ ngày 01/02/2022 tới đây, nếu người lao động đi làm vào dịp lễ, Tết, nghỉ có hưởng lương sẽ không còn được nghỉ bù mà chỉ được tính hưởng lương làm thêm giờ cho ngày làm việc đó.


4. Làm việc từ 10 giờ/ngày không được nghỉ thêm 30 phút

Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 54/2015, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường.

Tuy nhiên, từ ngày 01/02/2021, thời gian nghỉ giữa ca được áp dụng theo Điều 7 Thông tư 18 như sau:

Điều 7. Thời giờ nghỉ ngơi

2. Việc nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca đối với từng người lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

Căn cứ Điều 109 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên/ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì mới được tính thời gian nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc.

Như vậy, sắp tới, người lao động làm công việc có tính chất thời vụ từ 10 giờ/ngày sẽ không được tính nghỉ thêm 30 phút tính vào giờ làm việc.

Trên đây là 4 điểm mới về giờ làm việc của lao động thời vụ cùng thời gian nghỉ ngơi của lao động thời vụ

Thanh Tùng (tổng hợp)

Từ khóa:

TIN TỨC MỚI NHẤT

Bãi bỏ lương cơ sở, lương công chức, viên chức được tính thế nào?
16:02 22/04/2024

Thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024, bảng lương mới công chức, viên chức sẽ bãi bỏ lương cơ sở. Vậy bảng lương của công chức, viên chức được tính thế nào?


Một số quy định mới về hưởng trợ cấp thất nghiệp từ năm 2024
08:58 18/01/2024

Từ ngày 15/2/2024, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch; sửa đổi quy định bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp; người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm.


Trước khi nghỉ hưu người lao động có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp
15:58 05/01/2024

Người lao động có thể nghỉ việc, lấy trợ cấp thất nghiệp trước khi đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng để hưởng trọn quyền lợi từ Bảo hiểm xã hội (BHXH).


Chính sách BHXH, BHYT năm 2024: Những thay đổi quan trọng cần biết
14:06 05/01/2024

Việc tuổi nghỉ hưu năm 2024 của người lao động tăng lên so với quy định về tuổi nghỉ hưu năm 2023 kéo theo điều kiện hưởng lương hưu năm 2024 của người lao động cũng thay đổi.


Điểm mới của 3 luật và 3 chính sách có hiệu lực từ ngày 1/1/2024
08:22 02/01/2024

Từ ngày1/1/2024, 3 luật sẽ có hiệu lực thi hành gồm: Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, Luật Đấu thầu 2023, Luật Thi đua, khen thưởng 2022, cùng với nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực.


THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP