Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Công đoàn nghệ an

Điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2022: Đảm bảo quyền lợi người lao động và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp

08:28 28/12/2021

Hai năm qua, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên việc đàm phán, thương lượng tiền lương tối thiểu đã không được thực hiện. Được biết, theo đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ nhóm họp vào quý I/2022 để bàn về tiền lương tối thiểu.

 

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN). 
Ảnh: Bảo Hân

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN). Ảnh: Bảo Hân

Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN), thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia về vấn đề lương tối thiểu năm 2022.  

 Thưa ông, được biết, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ có phiên thảo luận về tiền lương tối thiểu vào quý I/2022. Là thành viên Hội đồng, xin ông chia sẻ những vấn đề mà ông quan tâm tại phiên thảo luận này?  

- Theo tôi, tại phiên thảo luận về mức lương tối thiểu sắp tới của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, có 3 vấn đề cần phải được trao đổi, thảo luận kỹ lưỡng và quyết tâm thực hiện. 

Thứ nhất, đó là vấn đề điều chỉnh mức lương tối thiểu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc làm, đời sống của người lao động. Mức điều chỉnh cụ thể như thế nào vừa đảm bảo đời sống cũng như sự mong chờ của người lao động, trong điều kiện năm 2021 chúng ta không điều chỉnh; vừa bảo đảm phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Thứ hai, là ban hành mức lương tối thiểu theo giờ, nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động. Đây là quy định mới của Bộ luật Lao động 2019 nhưng chúng ta chưa thực hiện được. 

Thứ ba là vấn đề xác định mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động.

 Ông có thể nói cụ thể hơn những vấn đề gì liên quan đến  mức sống tối thiểu cần phải bàn trong phiên thảo luận tới đây của Hội đồng?   

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động là vấn đề hết sức quan trọng, là căn cứ, mục tiêu để xác định cũng như điều chỉnh mức lương tối thiểu. Liên quan đến  mức sống tối thiểu, có một số vấn đề cần phải được quan tâm.

Một là, Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 19.5.2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đã xác định “Cơ quan thống kê của Nhà nước công bố mức sống tối thiểu hằng năm để làm căn cứ xác định mức lương tối thiểu và khuyến nghị các định hướng chính sách tiền lương”. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhiều lần đề nghị: “Cơ quan thống kê của Nhà nước” thực hiện, song đến nay, mức sống tối thiểu vẫn đang do Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia xác định. 

Hai là, việc xác định tỉ lệ chi phí lương thực, thực phẩm chiếm 48% và chi phí phi lương thực, thực phẩm chiếm 52% trong kết cấu mức sống tối thiểu do Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia xác định là không phù hợp. Với tỉ lệ 48/52 được áp dụng trong nhiều năm nay, có thể nói rằng, đây là vấn đề hết sức là lạc hậu và không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như không phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân nói chung, của người lao động nói riêng. Tỉ lệ đó chỉ phù hợp cho những nước có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển. Hiện nay, theo thông tin mà chúng tôi có được, một số nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng hoặc kém hơn chúng ta song họ cũng đã có tỉ lệ tiến bộ hơn rất nhiều, như Campuchia 46,2/53,8; Philippines 47,1/52,9; Sri Lanka 47,6/52,4… 

 Vậy ông có đề xuất tỉ lệ lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm như thế nào là hợp lý? 

- Thực ra, không có một công thức chung để xác định tỉ lệ giữa chi phí lương thực, thực phẩm với chi phí phi lương thực, thực phẩm  khi xác định mức sống tối thiểu. Tuy nhiên có một nguyên tắc chung, đó là xã hội càng phát triển, đời sống của nhân dân càng được nâng cao thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm càng ít so với nhu cầu về phi lương thực, thực phẩm. Tỉ lệ này cần tuỳ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia để quy định. Từ kinh nghiệm của một số quốc gia tương đồng như Việt Nam, tôi nghĩ không nên xác định tỉ lệ chi phí lương thực thực phẩm trong kết cấu mức sống tối thiểu của chúng ta cao hơn Philippines (47,1%).  

- Xin cảm ơn ông!

Theo congdoan.vn

Từ khóa:

TIN TỨC MỚI NHẤT

[Infographics] Chân dung Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung
15:54 11/11/2024

Chiều 11/11, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá XIX, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025.


Nhận diện mưu đồ chống phá đất nước núp bóng “công đoàn độc lập”
14:30 29/10/2024

Những năm gần đây, để thực hiện mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu ra sức gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên là vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền và người lao động.


Nghệ An ban hành công điện ứng phó với bão Trami
15:34 27/10/2024

UBND tỉnh Nghệ An đã có Công điện số 42/CĐ-UBND gửi các đơn vị, địa phương về việc chủ động ứng phó bão Trami.


Bốc thăm, xếp lịch thi đấu chung kết Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam
13:28 25/10/2024

Sáng 25-10, ban tổ chức Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 đã bốc thăm chia bảng, xếp lịch thi đấu vòng chung kết.


Bảo đảm thời gian để cán bộ công đoàn không chuyên trách thực hiện nhiệm vụ
22:03 24/10/2024

Sáng 24.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).


THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP