Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Công đoàn nghệ an

Không tổ chức Hội nghị người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

09:24 14/03/2022

Câu hỏi:
Xin hỏi: Tôi được biết, theo quy định của pháp luật lao động thì hàng năm Người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tổ chức đối thoại nơi làm việc, phải tổ chức hội nghị người lao động. Xin hỏi: Nếu NSDLĐ không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
          (Duongmanhthang82@gmail.com)

 

          Trả lời:      

     Theo Điều 47, Nghị định 145/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, thì Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.

Ngày 17/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, hành vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc sẽ bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

1. Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.

2. Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.

3. Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.

4. Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.

5. Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.

6. Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.

Như vậy, nếu NSDLĐ không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

 BAN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT - QUAN HỆ LAO ĐỘNG

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN

(ĐT: 09 1974 20060375 037 037)

--------------------------  

Từ khóa:

TIN TỨC MỚI NHẤT

Từ 1/7, tiền lương đóng BHXH dự kiến gồm những khoản nào?
09:44 18/03/2025

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của lao động trong doanh nghiệp là tiền lương tháng, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.


Những điểm cần biết về đối thoại tại nơi làm việc
08:16 14/02/2025

Đối thoại tại nơi làm việc là một trong những công cụ quan trọng giúp gắn kết người lao động và người sử dụng lao động, từ đó tạo ra môi trường làm việc công bằng, hiệu quả và bền vững.


Sẽ giảm kinh phí công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn từ 1/7/2025?
09:39 09/01/2025

Luật Công đoàn 2024 bổ sung quy định mới về các trường hợp doanh nghiệp được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn. Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh sẽ được xem xét tạm dừng đóng kinh phí công đoàn không quá 12 tháng.


Nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế có được trợ cấp tiền lương?
15:32 17/12/2024

Những người thuộc diện tinh giản biên chế khi nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỷ lệ lương hưu, hưởng nhiều chế độ trợ cấp.


Ngoài lương hưu, trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ từ 1/7/2025
08:33 12/12/2024

Theo khoản 1 Điều 68 Luật BHXH 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025), lao động nam có thời gian đóng BHXH cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng BHXH cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.


THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP