17:02 09/11/2022
Theo đó, một số chỉ tiêu cơ bản mà Nghị quyết đề ra là:
- Phấn đấu đến năm 2025 bố trí 50%, đến năm 2028 bố trí 70% cán bộ công đoàn chuyên trách ở các doanh nghiệp có đủ 1.000 đoàn viên trở lên theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam thường xuyên tổ chức tập huấn để cung cấp kiến thức cho cán bộ công đoàn cơ sở
- Hàng năm tổ chức tập huấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng hoạt động cho 100% cán bộ công đoàn cơ sở ngoài nhà nước trực thuộc Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam và các công đoàn cơ sở khối ngoài nhà nước có trên 1.000 lao động đã có tổ chức công đoàn trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh huyện, thành, thị.
- Phấn đấu đến năm 2023 có ít nhất 35% bản thỏa ước lao động tập thể đạt loại A, 50% bản thỏa ước lao động tập thể đạt loại B; đến năm 2025 có ít nhất 37% bản thỏa ước lao động tập thể đạt loại A, 55% bản thỏa ước lao động tập thể đạt loại B; đến năm 2028 có ít nhất 40% bản thỏa ước lao động tập thể đạt loại A, 60% bản thỏa ước lao động tập thể đạt loại B.
- 85% công đoàn cơ sở có trên 1.000 đoàn viên tổ chức đối thoại với chủ sử dụng lao động.
- 100% đơn vị có tổ chức công đoàn với trên 90% công nhân, viên chức lao động được tham gia học tập, quán triệt, tiếp nhận thông tin về chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật lao động của Nhà nước, các nghị quyết của công đoàn nội quy, quy chế, quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu trên, Nghị quyết cũng đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu:
Một là: Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam; tuyên truyền kết hợp đối thoại chế độ chính sách, hệ thống văn bản pháp luật đến người sử dụng lao động và người lao động; tuyên truyền các chương trình ký kết phúc lợi đoàn viên của các cấp công đoàn đến với tất cả công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động.
Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền để người sử dụng lao động, cán bộ, đoàn viên và người lao động nhận diện các hành vi lợi dụng việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp để xâm phạm an ninh quốc gia, gây mất trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục quan tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.
Tăng cường định hướng thông tin tuyên truyền ở cơ sở; vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp tuyên truyền để thực hiện công tác tuyên truyền phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp (xây dựng các video clip, tờ rơi, sử dụng loa phát thanh, thành lập nhóm zalo, facebook...), nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn dễ hiểu, thiết thực đối với người lao động, sử dụng có hiệu quả mạng xã hội trong công tác tuyên truyền để công tác tuyên truyền đến với 100% công đoàn cơ sở, đoàn viên công đoàn và người lao động.
Hai là: Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ:
- Làm việc với các doanh nghiệp có đông công nhân lao động để bố trí, xắp xếp đội ngũ cán bộ cán bộ công đoàn chuyên trách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 bố trí 50%, năm 2028 bố trí 70% cán bộ công đoàn chuyên trách ở các đơn vị có đủ 1.000 đoàn viên thuộc đối tượng tính quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, có đủ nguồn tài chính chi trả tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Bố trí đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý tại các phân xưởng, tổ sản xuất nhằm đảm bảo tính đại diện, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, nhiệt tình, tâm huyết, có bản lĩnh, dám bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động, có khả năng truyền cảm hứng, dẫn dắt đoàn viên hoạt động; biết dung hòa lợi ích của đoàn viên, người lao động với chủ doanh nghiệp; cán bộ công đoàn cần phải sát sao với đoàn viên, công nhân lao động để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng; hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở phải không ngừng đổi mới theo hướng quyết liệt, kịp thời, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh vào các nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức công đoàn hiện nay như chăm lo lợi ích, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, kỹ năng hoạt động nhất là kỹ năng đàm phán thương lượng thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động cho 100% cán bộ công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhất là đối với các Chủ tịch công đoàn cơ sở có đông công nhân lao động.
- Thí điểm phân công, bố trí cán bộ chuyên trách Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động cấp huyện và Công đoàn ngành phụ trách, theo dõi, hướng dẫn hoạt động đối với các công đoàn cơ sở có từ 1.000 đoàn viên trở lên.
- Nghiên cứu tham mưu đề xuất cơ chế chính sách cho đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách được phân công phụ trách, theo dõi cơ sở.
- Đổi mới chế độ sinh hoạt, hội họp với các hình thức phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp.
Ba là: Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh.
Phát triển đoàn viên thành lập công đoàn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
- Xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống quy chế hoạt động; xây dựng chương trình công tác năm hợp lý bám sát nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên; vận dụng linh hoạt quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam trong việc vận động thành lập Công đoàn cơ sở, áp dụng phương pháp truyền thống và phương pháp mới theo Điều 14, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII gắn với kết hợp hai phương pháp trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.
- Đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong sinh hoạt ban chấp hành, sinh hoạt đoàn viên, tổ chức sơ, tổng kết hoạt động công đoàn.
- Quan tâm tìm hiểu, phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên công đoàn ưu tú để giới thiệu cho Đảng bồi dưỡng, xem xét, kết nạp.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin, báo cáo giữa công đoàn cơ sở với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, giảm tải các báo cáo từ công đoàn cơ sở. Xây dựng bộ tài liệu, các quy định mẫu để công đoàn cơ sở dễ áp dụng.
- Phát huy vai trò của đoàn viên công đoàn trong đề xuất nội dung, thực hiện nhiệm vụ và giám sát đối với hoạt động công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Bốn là: Tăng cường xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động:
- Hàng năm tổ chức các cuộc đối thoại giữa công nhân lao động, các doanh nghiệp với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho người lao động, doanh nghiệp. Tổ chức tôn vinh, khen thưởng kịp thời đoàn viên, cán bộ công đoàn xuất sắc, công đoàn cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tôn vinh các Giám đốc vì người lao động.
Thường xuyên tổ chức đối thoại giữa công nhân với lãnh đạo doanh nghiệp để xây dựng mối quan hệ hài hòa
- Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ, chú trọng đối thoại để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và công nhân lao động. Đổi mới hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động tạo sự khác biệt về quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn với người lao động không phải là đoàn viên công đoàn để thu hút người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn. Đổi mới các hình thức tổ chức các phong trào thi đua ở cơ sở theo hướng hiệu quả, thiết thực.
- Tập trung ký kết nhiều văn bản thỏa thuận về phúc lợi đoàn viên với các đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn để đoàn viên được thụ hưởng các chế độ chính sách ưu đãi có ý nghĩa thiết thực, từ đó làm rõ được sự khác biệt giữa người lao động là đoàn viên Công đoàn Việt Nam với người lao động chưa là đoàn viên.
Năm là: Tăng cường công tác quản lý tài chính, xây dựng nguồn lực cho công đoàn cơ sở doanh nghiệp hoạt động:
- Đề xuất Nhà nước, Tổng Liên đoàn sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt trong lĩnh vực đóng kinh phí công đoàn.
- Xây dựng quy định về cơ chế chính sách cho đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách được phân công phụ trách, theo dõi cơ sở.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan như Thuế, Bảo hiểm xã hội... để thu kinh phí công đoàn đảm bảo quy định, chống thất thu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về thu, chi tài chính công đoàn. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
Nghị quyết của Ban Chấp hành về nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở các doanh nghiệp trong Khu Kinh tế Đông Nam và các công đoàn cơ sở có đông công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2022 - 2028 được quán triệt, phổ biến đến công đoàn cơ sở có đông công nhân lao động trên địa bàn tỉnh.
PHAN TRANG
THÔNG BÁO
Kế hoạch Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri giữa cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động với Đoàn Đại biểu Quốc hội trước Kỳ họp thứ 8 và tặng quà cho Công nhân lao động Năm 2024
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và tài sản cố định khác năm 2024
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp năm 2023
Thông báo công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công năm 2023
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
LIÊN KÊT WEBSITE
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP