09:17 02/11/2022
Đẩy mạnh tuyên truyền
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã xây dựng Kế hoạch về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn năm 2012.
Tháng 10/2012, Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt Luật Công đoàn 2013 cho đội ngũ cán bộ Công đoàn chủ chốt. Đồng thời, gửi đề cương tuyên truyền đến Liên đoàn Lao động các huyện, công đoàn ngành để có tài liệu tuyên truyền. Tổ chức nhiều lớp tuyên truyền về những nội dung cơ bản, nhất là những điểm mới đã được sửa đổi trong Luật Công đoàn 2012 cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp có đông CNLĐ với nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú, nhằm nâng cao hiểu biết về chính trị, chế độ chính sách và ý thức chấp hành pháp luật, góp phần thiết thực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cán bộ đoàn viên, CNVCLĐ.
LĐLĐ tỉnh đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn pháp luật
Tổ chức tuyên truyền những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Công đoàn sửa đổi năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho đội ngũ Báo cáo viên công đoàn, số lượng tham gia đạt 99%.
Tính từ năm 2012 - 2014, đã tổ chức 38 cuộc truyền thông trong đó có nội dung về Luật Công đoàn, thu hút 5.535 CNVCLĐ tham gia. Từ năm 2012-2020 thực hiện tuyên truyền, tư vấn pháp luật trên Báo Lao động Nghệ An (mỗi tuần 1 số), Trang Truyền hình Lao động và công đoàn (mỗi tháng 1 số), từ năm 2020 thực hiện tuyên truyền trên Báo Nghệ An (mỗi tuần 2 số)… về những nội dung liên quan đến Pháp luật cho CNVCLĐ, trong đó có nội dung về Luật Công đoàn. Các đơn vị huyện, ngành tổ chức được 735 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật chế độ chính sách, trong đó có nội dung về Luật Công đoàn (246 cuộc truyền thông, 405 cuộc tập huấn, 84 cuộc tư vấn pháp luật lưu động) cho hàng vạn lượt đoàn viên và người lao động tham gia.
Một số vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Công đoàn
Sau 10 năm triển khai thực hiện, Luật Công đoàn 2012 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trước yêu cầu của tình hình mới. Luật Công đoàn 2012 được ban hành trước khi Hiến pháp 2013 được thông qua nên có những quy định chưa hoàn toàn tương thích với Hiến pháp 2013. Ngoài ra, những năm gần đây, Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và tổ chức Công đoàn, trong đó có nhiều nội dung mới về quan hệ lao động, về quyền Công đoàn tại doanh nghiệp có sự khác biệt so với các quy định của Luật Công đoàn 2012. Do vậy, Luật Công đoàn 2012 cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và hệ thống pháp luật hiện hành.
Công đoàn Nghệ An đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành Luật Công đoàn; kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 2012 và các quy định pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, cụ thể: Mở rộng về đối tượng, phạm vi điều chỉnh trong Luật Công đoàn 2012 do đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật công đoàn còn hẹp so với sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của lực lượng lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Cần có quy định về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, tăng thời gian dành cho Chủ tịch Công đoàn tại các doanh nghiệp có đông công nhân theo các mức phù hợp. Có giải pháp hiệu quả bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở; khuyến khích, động viên cán bộ công đoàn cơ sở tham gia hoạt động. Cần quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Công đoàn và thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Lao động 2019, để đảm bảo thực thi quyền Công đoàn cũng như cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn.
Cần quy định về việc đảm bảo công khai, minh bạch, tài chính Công đoàn, thiết chế Công đoàn để phục vụ lợi ích cho đoàn viên, người lao động và các hoạt động của Công đoàn trong tình hình mới.
LĐLĐ tỉnh đang xây dựng đề án "Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế các cuộc đình công không đúng trình tự pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2030"
Cần bổ sung quy định về cán bộ công đoàn chuyên trách tại các doanh nghiệp có từ 2.000 công nhân trở lên, có quy định cơ chế chính sách, chế độ tiền lương, cơ chế bảo vệ cho số cán bộ này, đề nghị triển khai theo Quyết định 1617/QĐ-TLĐ ngày 31/12/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Có như vậy Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp mới thực sự mạnh và mới cạnh tranh với tổ chức do người lao động thành lập.
Nên ban hành các chính sách riêng cho đội ngũ cán bộ Công đoàn để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng trong hoạt động Công đoàn; trong đó cần có cơ chế bổ sung biên chế là cán bộ Công đoàn cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng tỉnh, thành phố.
Đề nghị việc giao biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách phải căn cứ vào 2 chỉ tiêu là: số lượng công đoàn cơ sở và số lượng đoàn viên/biên chế. Đề nghị bổ sung quy định tại Luật Công đoàn: “cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm hàng tháng đóng kinh phí công đoàn cùng thời điểm với việc trích đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”. Quy định thống nhất tên gọi của hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam gồm Tổng Công đoàn Việt Nam và công đoàn các cấp từ trung ương đến cơ sở, gồm: Tổng Công đoàn Việt Nam - Công đoàn Tỉnh - Công đoàn huyện, công đoàn ngành địa phương - Công đoàn cơ sở.
Thanh Tùng - Diệu Hoa
THÔNG BÁO
Kế hoạch Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri giữa cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động với Đoàn Đại biểu Quốc hội trước Kỳ họp thứ 8 và tặng quà cho Công nhân lao động Năm 2024
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và tài sản cố định khác năm 2024
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp năm 2023
Thông báo công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công năm 2023
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
LIÊN KÊT WEBSITE
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP