Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Công đoàn nghệ an

Sửa luật phải làm cho Công đoàn Việt Nam ngày càng mạnh hơn

10:14 14/04/2023

Việc sửa luật phải nhằm làm cho Công đoàn (CĐ) Việt Nam ngày càng mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn, quyền CĐ của người lao động (NLĐ) được ghi nhận, tôn trọng đầy đủ và thực hiện nghiêm trên thực tế. Luật vừa tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, vừa phải phù hợp với thể chế của nước ta.

 

 

Sửa luật phải làm cho Công đoàn Việt Nam ngày càng mạnh hơn
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. Ảnh: Nam Dương

Chiều 13.4, tại TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã chủ trì Hội thảo "Về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi)". Tham gia hội thảo có hơn 50 cán bộ CĐ các tỉnh, thành phía Nam và CĐ Caosu Việt Nam.

Luật vừa tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, vừa phải phù hợp với thể chế của nước ta

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu: 10 năm qua, Luật Công đoàn đã phát huy tác dụng, tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy Công đoàn Việt Nam không  ngừng đổi mới. Trước yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, cần thiết phải sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012.

Việc sửa luật phải nhằm làm cho CĐ Việt Nam ngày càng mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn, quyền CĐ của NLĐ được ghi nhận, tôn trọng đầy đủ và thực hiện nghiêm trên thực tế. Luật vừa tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, vừa phải phù hợp với thể chế của nước ta.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề nghị các cán bộ CĐ dự hội thảo phát huy dân chủ, thể hiện tinh thần trách nhiệm, từ thực tiễn công tác của mình, có nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo luật.

Ông Lê Đình Quảng trình bày các nội dung lớn, múc đích sửa đổi Luật Công đoàn. Ảnh: Nam Dương
Ông Lê Đình Quảng trình bày các nội dung lớn, mục đích sửa đổi Luật Công đoàn. Ảnh: Nam Dương

Ông Lê Đình Quảng - Phó Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam – cho biết, việc sửa Luật Công đoàn nhằm khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn hiện hành, đáp ứng yêu cầu của tổ chức CĐ trong tình hình mới, phù hợp với việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống và phù hợp với yêu cầu từ hội nhập quốc tế.

Việc sửa đổi lần này sẽ sửa đổi toàn diện, mở rộng phạm vi điều chỉnh, nhằm hoàn thiện các quy định về tổ chức, bộ máy CĐ, cơ chế quản lý cán bộ CĐ và tăng cường vai trò của CĐ Việt Nam trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện NLĐ…

Ông Nguyễn Minh Dũng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nam Dương
Ông Nguyễn Minh Dũng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nam Dương

Theo ông Nguyễn Minh Dũng – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kiên Giang – thực tế hiện nay việc bố trí cán bộ CĐ chuyên trách gặp những khó khăn, vì cán bộ chuyên trách của CĐ do Tổng LĐLĐ Việt Nam trả lương, nhưng biên chế lại giao cho cấp ủy quản lý, quyết định. “Lẽ ra ai trả lương thì phải quyết định về biên chế để dễ bố trí, điều động. CĐ cấp huyện chỉ có 3 biên chế lại còn phải gắn với quy hoạch trong khi hoạt động lại rất nhiều, không thể đáp ứng yêu cầu. Do đó, Luật CĐ sửa đổi cần phải thống nhất về khung biên chế cán bộ CĐ từng cấp tỉnh, thành, huyện”, ông Dũng kiến nghị.

Cần có quy định chặt chẽ bảo vệ cán bộ Công đoàn

Từ thực tế hoạt động, ông Vũ Ngọc Hà – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật LĐLĐ tỉnh Đồng Nai – nhận xét, tuy Luật Công đoàn đã có các quy định bảo vệ cán bộ CĐ, nhưng việc bảo vệ này chưa triệt để khiến cho doanh nghiệp vẫn có thể lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trù dập cán bộ CĐ. Ông Hà kiến nghị, việc sửa đổi luật lần này cần phải có những quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ cán bộ CĐ.

Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Văn Nho - Ban Chính sách - Pháp luật - Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Tây Ninh - cũng cho biết nhiều doanh nghiệp lợi dụng quy định của pháp luật để làm cho cán bộ CĐ phải chán nản, xin nghỉ việc. Vì vậy, ông Nho đề nghị cần có quy định khi doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc kỉ luật sa thải ủy viên Ban chấp hành CĐCS thì cần phải có đồng ý văn bản của CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở.

Bên cạnh đó, thực tế hiện nay tình trạng nợ kinh phí CĐ rất nhiều, nhưng việc đòi kinh phí CĐ khó khăn vì chưa có quy định thế nào là hành vi trốn đóng, chậm đóng hay nợ kinh phí CĐ và phải phân cấp cho CĐ trong việc khởi kiện doanh nghiệp để đòi kinh phí CĐ.

Ông Củ Phát Nghiệp cho rằng nếu CĐ hoạt động tốt, thì doanh nghiệp sẵn sàng đóng 2% kinh phí để ủng hộ hoạt động CĐ. Ảnh: Nam Dương
Ông Củ Phát Nghiệp cho rằng nếu CĐ hoạt động tốt, thì doanh nghiệp sẵn sàng đóng 2% kinh phí để ủng hộ hoạt động CĐ. Ảnh: Nam Dương

Ông Củ Phát Nghiệp – Chủ tịch CĐ Công ty PouYuen – cũng cho rằng với quy định hiện hành, việc bảo vệ cán bộ CĐ rất khó, nếu doanh nghiệp không ủng hộ mà “đì” thì cán bộ CĐ "sẽ không có đất sống". Ông Nghiệp cũng cho biết. Tập đoàn PouYuen may mắn rất tôn trọng, thực hiện đúng quy định Luật Công đoàn, nên cán bộ CĐ rất yên tâm làm việc. Mặc dù, công ty có nhiều lần gặp khó khăn, phải cắt giảm lao động, nhưng chưa có cán bộ CĐ nào bị cho nghỉ. Vì vậy, ông Nghiệp cũng thống nhất cần có quy định nếu doanh nghiệp muốn cho cán bộ CĐCS nghỉ việc phải có ý kiến CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở.

Ông Nghiệp cũng cho rằng, với việc doanh nghiệp đóng kinh phí CĐ 2% hiện nay, CĐCS đã rất khó khăn trong hoạt động. Nếu phải giảm kinh phí CĐ hay phải chia sẻ kinh phí CĐ cho tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở thì CĐCS sẽ rất khó khăn về kinh phí để hoạt động.

“Thực tế, nếu CĐ hoạt động tốt, thì doanh nghiệp sẵn sàng đóng 2% kinh phí để ủng hộ hoạt động CĐ. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên quy định về đóng kinh phí CĐ 2% như hiện nay”, ông Nghiệp nói.

NAM DƯƠNG (BÁO LAO ĐỘNG)

Từ khóa:

TIN TỨC MỚI NHẤT


Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tri ân các anh hùng liệt sĩ
22:18 20/07/2024

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7-1947-27/7/2024) và 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2024). Ngày 19/7/2024, đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc tế Việt Lào, Khu di tích lịch sử Truông Bồn và Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.



Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3
14:04 22/04/2024

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.


Quyền lợi của lao động nữ được tốt hơn từ sự đổi mới
07:57 08/03/2024

Thực tế cho thấy, bằng sự đổi mới của hoạt động nữ công cũng như việc nâng cao chất lượng của ban nữ công quần chúng mà quyền lợi của lao động nữ được thực hiện tốt hơn.


THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP