chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử công đoàn tỉnh nghệ an

Sự hình thành và phát triển của đội ngũ công nhân Nghệ Tĩnh

16:05 23/04/2021

Đội ngũ công nhân Nghệ Tĩnh, một bộ phận của giai cấp công nhân cả nước được hình thành gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đánh dấu bằng sự kiện ngày 20 tháng 7 năm 1885 tướng Sô-mông đem hai đại đội lính Pháp gồm 188 tên đổ bộ vào Cửa Hội đánh chiếm Nghệ An, mở đầu cuộc lấn chiếm và khai thác vùng đất Nghệ Tĩnh.

Quá trình xây dựng nhà máy, đường sá, cầu cống và hệ thống đồn điền đã hình thành những vùng công nghiệp tập trung tạo nên những khu vực có đội ngũ công nhân đông đảo. Trước hết là công nhân công nghiệp, rồi đến công nhân đồn điền. Sau hai lực lượng hùng hậu trên là công nhân khai thác rừng rú, công nhân bốc vác và vận chuyển, công nhân xây dựng và cầu đường, công nhân khai thác mỏ và công nhân làm công sở công, sở tư, các hãng kinh doanh công và tư nhỏ.

Công nhân công nghiệp là bộ phận công nhân hình thành sớm ở Nghệ Tĩnh. Lực lượng công nhân lớn thứ hai phát triển ngày càng đông đảo ở Nghệ Tĩnh là công nhân ngành giao thông vận tải. Lực lượng công nhân thứ ba khá lớn về số lượng, tập trung ở miền Tây Nghệ Tĩnh là công nhân nông nghiệp, sống và làm việc trong các đồn điền của người Pháp hoặc người Việt. Nói đến công nhân Nghệ Tĩnh không thể không kể đến lực lượng làm trong các hiệu buôn, các doanh nghiệp, các trung tâm dịch vụ.

Như vậy, công nhân Nghệ Tĩnh ra đời và phát triển trong suốt quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918), công nhân Nghệ Tĩnh càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Ra đời chủ yếu từ người nông dân và thợ thủ công địa phương, nơi có truyền thống đấu tranh chống phong kiến và đế quốc lâu đời, lại sống tập trung nên công nhân Nghệ Tĩnh có điều kiện liên kết với nhau nhanh trong các cuộc đấu tranh.

Từ khóa:

TIN TỨC MỚI NHẤT

Phong trào công nhân và hoạt động của tổ chức công hội đỏ Nghệ Tĩnh trong những năm 1930- 1931
20:53 26/05/2021

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, đồng chí Nguyễn ái Quốc, đại diện Quốc tế cộng sản đã triệu tập đại biểu của ba tổ chức cộng sản trong nước để thống nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Giai đoạn này, cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã đến lúc nghiêm trọng, tác động dữ dội vào đời sống của nhân dân Việt Nam và Nghệ Tĩnh. Giá cả tăng, lương giảm, đã thế chúng còn đàn áp, chống phá cách mạng. Trước tình hình đó, các tỉnh bộ và công hội đỏ đã lãnh đạo tổ chức công nhân Nghệ Tĩnh đứng lên đấu tranh giành quyền sống. Ngày 13-3-1930, cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa Thái Hợp; ngày 15-3, cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa Lao Xiên; ngày 16-3, cuộc đình công của công nhân Nhà mày diêm, với những yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm...


Phong trào đấu tranh của công nhân Nghệ Tĩnh trước những năm 1930
20:46 26/05/2021

Ngay từ khi ra đời, công nhân Nghệ Tĩnh cũng như công nhân cả nước đã tiếp xúc ngay với chế độ đế quốc thực dân, vừa sống trong mối quan hệ chủ thợ kiểu tư bản, vừa sống trong mối quan hệ chủ tớ kiểu phong kiến. Với chế độ như vậy, công nhân Nghệ Tĩnh phải làm việc với đồng lương chết đói, tiền công không đủ chi cho các khoản cần phải trả, sự bóc lột hà khắc, mọi thủ đoạn thâm độc và chính sách ngu dân của thực dân Pháp không khuất phục nổi đội ngũ công nhân Nghệ Tĩnh trỗi dậy trong cảnh nước mất nhà tan.



THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP