Chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập công đoàn việt nam (28/7/1929 - 28/7/2024)

Các giải pháp xây dựng nguồn lực tài chính theo tinh thần Nghị quyết 02

09:47 24/08/2021

Nghị quyết 02-NQ/W về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”chỉ rõ: Xây dựng nguồn tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn: Kịp thời rà soát, sửa đổi các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn, tài sản công đoàn phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; xây dựng cơ chế sử dụng tài chính gắn với nhiệm vụ chung, lĩnh vực, địa bàn ưu tiên, cân đối giữa các cấp công đoàn. Duy trì các nguồn lực hiện có; thu kinh phí công đoàn và khuyến khích xã hội hoá nguồn lực để công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài chính, tài sản công đoàn, ưu tiên nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát tài chính, tài sản công đoàn. Chủ động, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong các cấp công đoàn; chấn chỉnh kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản. Sắp xếp, đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động, tính tự chủ của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp kinh tế công đoàn, góp phầntạo nguồn lực cho hoạt động công đoàn.

 

Thực trạng công tác tài chính công đoàn

Nguồn lực của tổ chức Công đoàn theo bình diện rộng được hiểu là tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định. Để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong lĩnh vực tài chính, tài sản cần hiểu rõ thực trạng về tài chính, tài sản Công đoàn Việt Nam đang quản lý, sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chính trị, tù đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy và phát triển nguồn lực tài chính tài sản nhằm phục vụ tốt hơn hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ tới.

 

 

Tỉ lệ kinh phí công đoàn phân phối cho công đoàn cơ sở tăng dần từng năm để có điều kiện chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên và người lao động

 

 

Có thể hiểu nguồn thu tài chính công đoàn được tạo lập từ các nguồn thu bao gồm: Nguồn thu thứ nhất: Thu 2% kinh phí công đoàn, do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng theo Luật công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Thứ 2: thu 1% đoàn phí công đoàn- do đoàn viên đóng thực hiện quy định theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn. Thứ 3 là các nguồn thu khác: do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động của công đoàn cơ sở...

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sau 7 năm triển khai thực hiện Luật Công đoàn 2012, công tác tài chính công đoàn có nhiều chuyển biến tích cực, tập trung thực hiện đổi mới mạnh mẽ công tác tài chính công đoàn, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả. Nhờ đó, Công đoàn Việt Nam đã có một nguồn lực cần thiết để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, thu hút ngày càng đông đảo người lao động tham gia công đoàn, góp phần quan trọng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.Việc quản lý, phân phối nguồn tài chính công đoàn từng bước được công khai, minh bạch và công bằng theo hướng tăng dần cho công đoàn cấp dưới, đặc biệt là công đoàn cơ sở theo chủ trương đưa hoạt động về cơ sở. Từ năm 2012 đến nay, tỉ lệ kinh phí công đoàn phân phối cho công đoàn cơ sở tăng dần từng năm từ 65% (năm 2015) lên 71% như hiện nay. Mỗi năm tăng 1%, đến 2025 nguồn kinh phí dành cho CĐCS là 75% để có điều kiện chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên và người lao động. Ban chấp hành Tổng Liên đoàn cũng đã ban hành NQ 9c/NQ-BCH ngày 19/10/2016 về điều chỉnh giảm tỉ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp Công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp. Đây là một trong những nội dung hoạt động tài chính công đoàn mang tính đột phá, dành một phần nguồn kinh phí để chăm lo đến nhu cầu thiết yếu thiết thực cho đoàn viên người lao động tại khu công nghiệp trên cả nước, đó là nhu cầu: nhà ở, nhà trẻ, phòng khám, siêu thị....

Các cấp công đoàn đã sửa đổi bổ sung, ban hành đồng bộ các quy định về tài chính phù hợp với điều kiện thực tế, từ đó giúp cho công tác tài chính đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, trong thời gian qua việc xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh để tổ chức tốt hoạt động của các cấp Công đoàn trong cả nước nói chung của tổ chức Công đoàn Nghê An nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn.

Ông Phan Văn Hồng - Trưởng ban Tài chính LĐLĐ tỉnh chia sẻ: Một số đơn vị thu kinh phí, đoàn phí công đoàn chưa đạt so với dự toán được giao. Thu kinh phí chưa đúng quỹ lương đóng BHXH, thu đoàn phí chưa đúng điều lệ của CĐVN quy định, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, mang tính chất gia đình. Sản xuất, kinh doanh không ổn định, thậm chí có doanh nghiệp chỉ có tên, còn địa điểm và hoạt động sản xuất, kinh doanh không rõ ràng nên cán bộ công đoàn rất khó khăn trong việc tiếp cận để tuyên truyền, vận động, đốc thúc nộp kinh phí công đoàn và thực hiện chức năng bảo vệ người lao động. Theo số liệu thống kê năm 2020 Nghệ An có 4.441 doanh nghiệp có mã số đăng ký kinh doanh nhưng số doanh nghiệp có trên 10 lao động đã vận động thành lập tổ chức Công đoàn chỉ đạt 517 CĐCS. Bên cạnh đó một số chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đúng, đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ, trong việc thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn lên cấp trên và sử dụng đúng quy định nguồn ngân sách công đoàn tại cơ sở. Các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn hầu như không thu được vì đa số doanh nghiệp này chủ yếu hộ kinh doanh cá thể, gia đình nhỏ lẻ và các doanh nghiệp mới thành lập. Nguồn kinh phí Công đoàn tại các cơ quan, đơn vị có số đoàn viên từ 10-30 đoàn viên quá eo hep, không có sự xã hội hoá nguồn lực để công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao....

 

 

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, việc làm và thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng, một số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động...Chính vì vậy việc dành nguồn lực cần thiết để chăm lo cho người lao động bị ảnh hưởng do dịch đang được các cấp Công đoàn Nghê An quan tâm hàng đầu.

 

Các giải pháp đảm bảo nguồn lực tài chính tại Nghệ An

 Để thực hiện tốt các nội dung mà Nghị quyết 02/NQ-TW đã đề ra, năm 2022 và những năm tiếp theo, ông Phan Văn Hồng cho biết, các cấp Công đoàn Nghê An sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng nguồn lực tập trung cho chăm lo bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đoàn viên Công đoàn.

Tập trung xây dựng các cơ chế, giải pháp thu ở khối doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn.

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, để thành lập CĐCS có từ 10 lao động để tăng cường nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.

Xây dựng cơ chế phân phối nguồn lực đối với những CĐCS có số lượng lao động, đoàn viên ít và chính sách hỗ trợ tài chính để tổ chức hoạt động có hiệu quả.

Thắt chặt chi tiêu hành chính, kết hơp với bố trí nguồn nhân lực trong tổ chức công đoàn phù hơp với điều kiện hoạt động công đoàn trong tình hình mới, tránh lãng phí.

Có giải pháp chia sẻ, tạo điều kiên thuận lợi cho doanh nghiệp ki hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.

Với tinh thần  trách nhiệm cao và niềm tự hào về tổ chức Công đoàn Việt Nam mỗi cán bộ đoàn viên Công đoàn cần nhận thức đúng vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Nghị quyết, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn, giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh , xứng đáng với niềm tin của Đảng và người lao động./.

Thu Nhi

TIN TỨC MỚI NHẤT


Quân ngũ, công đoàn và Đảng là môi trường lý tưởng để làm theo lời Bác
16:44 19/07/2024

Đó là chia sẻ của người đảng viên trẻ Nguyễn Chu Danh, 28 tuổi, công nhân Công ty TNHH Bao bì Thiên Phú (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) khi gặp chúng tôi tại Lễ tuyên dương “Công nhân Nghệ An làm theo lời Bác” vào tháng 5 vừa qua.


Chủ tịch công đoàn xã biên giới nhiệt huyết với phong trào
11:11 10/07/2024

Không chỉ giỏi về chuyên môn, đồng chí Xã Văn May - Chủ tịch công đoàn cơ sở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn luôn tích cực, đi đầu, gương mẫu trong các phong trào, hoạt động của Công đoàn, góp vào thành tích đáng tự hào của Công đoàn xã nói riêng và Công đoàn Kỳ Sơn trong những năm qua. Đồng chí là một trong 95 tấm gương cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu được Liên đoàn Lao động tỉnh biểu dương.


Công đoàn Nghệ An đồng hành, sẻ chia giúp các cháu mồ côi vẽ nên ước mơ
09:30 24/06/2024

Trong 2 ngày 22-23/6/2024, tại TP Vinh, chương trình Trại hè “Kết nối yêu thương” đã được tổ chức với sự tham gia của gần 200 trẻ mồ côi con đoàn viên, người lao động trong tỉnh. Đây là chương trình quy mô cấp tỉnh, được Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh chỉ đạo Nhà Văn hóa Lao động tỉnh phối hợp với Hệ thống giáo dục Khai Minh Đức tổ chức thực hiện. 


Nắm bắt, định hướng thông tin trong CNLĐ góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ
21:22 21/06/2024

Công tác nắm bắt, định hướng thông tin trong CNLĐ là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn. Công tác này càng cần được chú trong đẩy mạnh và hiệu quả hơn khi bối cảnh chung của thế giới, đất nước và của tỉnh Nghệ An đang tiềm ẩn nhiều khó khăn khó đoán định, nhiều vấn đề cần quan tâm liên quan trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, đời sống, việc làm của đoàn viên, CNVCLĐ, rất dễ phát sinh các vấn đề về quan hệ lao động.


THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP