Chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CÔNG ĐOÀN LÀM GÌ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

21:06 24/07/2024

 

Những tồn tại đáng báo động

Bộ Lao động - Thương binh cho biết, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động, làm 7.553 người bị nạn, thiệt hại về vật chất và tài sản do tai nạn lao động lên tới hơn 17 nghìn tỷ đồng. Trong số các vụ tai nạn lao động đó, có 662 vụ tai nạn lao động chết người, số người chết vì tai nạn lao động là 699 người. Cơ quan bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hơn 7.300 người.Tuy nhiên, con số thống kê trên chưa nói lên hết số liệu thực tế, vì còn có nhiều vụ TNLĐ chưa được doanh nghiệp khai báo, cố tình che dấu. Đặc biệt trong thời gian gần đây, đã xẩy ra những vụ TNLĐ nghiêm trọng tại Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái khiến 7 công nhân tử vong, TNLĐ tại Công ty TNHH Gỗ Bình Minh, Đồng Nai làm 6 công nhân tử vong và 5 công nhân bị thương. Tại Công ty TNHH Châu Tiến trên địa bàn Nghệ An đã có 71 công nhân bị bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, đã khiến 5 người chết.

 

Thực trạng mất an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

 

Theo đánh giá TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và Vệ sinh lao động: “Số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng ở nước ta vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Những con số đã phản ánh rõ rệt về các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nhiều lĩnh vực, ngành sản xuất, khu công nghiệp không chỉ ở mức độ tiềm ẩn mà đã chuyển sang nguy cơ thường trực. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều người sử dụng lao động chưa tuân thủ quy định của pháp luật và quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn vệ sinh lao động. Chưa xây phương án phương án quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhất là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tần suất thanh tra, kiểm tra còn ít, thiếu sâu sát, chưa phát hiện kịp thời các vi phạm, nguy cơ mất an toàn hoặc có phát hiện nhưng việc xử lý chưa nghiêm và chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe khiến nhiều doanh nghiệp xem nhẹ công tác ATLĐ, coi thường tính mạng của NLĐ”.

Theo bà Hoàng Thị Thu Hương – Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam cho biết: “Công tác giám sát thực thi pháp luật ATVSLĐ của các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có tổ chức công đoàn chưa nhiều”. Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam năm 2023 và đầu năm 2024 đã giám sát tại 18 doanh nghiệp. Qua giám sát cho thấy, ở một số doanh nghiệp nhỏ việc thực hiện Luật ATVSLĐ vẫn còn nhiều sai phạm. Thậm chí “bỏ trống” việc tuân thủ Luật ATVSLĐ, có những doanh nghiệp chưa nắm rõ và chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATVSLĐ như: không xây dựng, đăng ký nội quy lao động, không có nội quy ATVSLĐ, quy trình làm việc; không tổ chức đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, có hại về an toàn, vệ sinh lao động; không quan trắc môi trường lao động; không xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hằng năm; không cử cán bộ y tế theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ; không thành lập mạng lưới ATVSLĐ; không tổ chức huấn luyện công tác ATVSLĐ cho NLĐ; chưa chú trọng cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ; nhiều doanh nghiệp bố trí cán bộ an toàn không có chuyên ngành khối kỹ thuật như kế toán, cán bộ chuyên môn ngoại ngữ... làm công tác an toàn vệ sinh lao động (trái với quy định của Luật ATVSLĐ); có những doanh nghiệp thực trạng máy móc, thiết bị thô sơ, công nghệ lạc hậu, nơi làm việc lộn xộn, dây điện chằng chịt như mạng nhện, không có đảm bảo tiêu chuẩn an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đường đi lối lại thoát hiểm không có, nguy cơ rủi ro tai nạn lao động, bệnh tật, cháy nổ luôn hiện hữu, rình rập... Và vẫn còn các doanh nghiệp “đối phó”, chỉ tập trung vào việc khắc phục hậu quả sau mỗi đợt giám sát, kiểm tra, thanh tra hoặc có khuyến cáo của cơ quan chức năng... Đây chính là những nguyên nhân, kẽ hở dẫn đến mất an toàn, vệ sinh trong lao động và xẩy ra những vụ TNLĐ, BNN thương tâm. TNLĐ, BNN gây ra nhiều mất mát không thể bù đắp với NLĐ, cùng với đó người sử dụng lao động cũng phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật. Tuy  nhiên, trên thực tế đã có những vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người nhưng người sử dụng lao động không bị xử lý hình sự... Đây thuộc về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc xử lý sai phạm chưa nghiêm, chưa đủ sức mạnh để răn đe đối với người sử dụng lao động”.

 

Những tổn thất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Những mất mát về sinh mạng, sức khoẻ con người và thiệt hại do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã gây ra những nỗi đau tinh thần, thể xác và cả vật chất cho người lao động.  Những người lao động là lao động chính trong gia đình mất đi vì TNLĐ, bệnh nghề nghiệp để lại trong gia đình hoàn cảnh éo le như cha mẹ già, vợ, chồng con nhỏ mồ côi và những người thân không có thu nhập.

 

Tiến sỹ Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và Vệ sinh lao động thăm và tặng quà công nhân bị bệnh bụi phổi silic

 

Tại Công ty TNHH Châu Tiến trên địa bàn Nghệ An đã có 71 công nhân bị bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, khiến 5 người chết, 66 người bị bệnh, trong đó có 47 người suy giảm sức lao động từ 31% đến 70%, có 11 người suy giảm nghiêm trọng sức lao động từ 71% đến 87% ”. Những người công nhân này mắc bệnh nghề nghiệp có tiền sử tiếp xúc với bụi silic trong môi trường làm việc ngắn từ 3 tháng đến 3 năm.

Công nhân Trần Văn Phong bị bệnh bụi phổi silic (suy giảm khả năng lao động 71%)  đã từng làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến cho biết:  “Công ty em đã có 71 người bị bệnh nghề nghiệp, hiện tại sức khoẻ đang kém dần mà không có cách gì để hồi phục. Ngay bản thân em là lao động chính, bản thân em và gia đình em đang phải sống trong sự tuyệt vọng. Hiện nay em đang điều trị tại bệnh viện phổi trung ương, tiền thuốc tốn kém, hoàn cảnh gia đình khó khăn chồng chất khó khăn, vợ làm công nhân nuôi 3 người con đang còn nhỏ. Công nhân Võ Quốc Hải, từng làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến bị bệnh bụi phổi silic (suy giảm khả năng lao động 87%) cho biết, hiện tại bản thân không thể đi làm, sức khỏe yếu, hụt hơi, khó thở tức ngực, tiền thuốc bình quân 4 triệu đồng/tháng, có những tháng lên đến 20 đến 30 triệu đồng vì sức khỏe suy kiệt, trong khi hoàn cảnh gia đình khó khăn chồng lên khó khăn, vợ làm công nhân, gia đình có 2 con nhỏ, 2 bố mẹ già 70 tuổi không có lương hưu, bố bị tim, dẹp phổi cũng phải điều trị tốn kém. Những người bị bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp đều không thể chữa khỏi.

Điều đó, cho ta thấy nỗi đau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp  tác động rất lớn đến gia đình NLĐ, địa phương, doanh nghiệp và an sinh toàn xã hội, đặc biệt là đẩy gia đình NLĐ đến sự khốn cùng và trực tiếp ảnh hưởng đến điều kiện để chăm lo cho sự phát triển của những đứa trẻ mồ côi. Những khoản tiền đền bù, trợ cấp chỉ mấy trăm triệu đồng thì khó khăn, mất mát vẫn hiện hữu rất lớn, không có gì có thể bù đắp.

 

Các cấp công đoàn cần làm gì trong công tác An toàn vệ sinh lao động?

Các cấp công đoàn cần tăng cường tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ, đa dạng hoá qua các kênh truyền thông như các trang mạng xã hội như Zalo, F, Tiktok, loa nội bộ… để nâng cao trách nhiệm NLĐ, chủ doanh nghiệp trong thực hiện Luật ATVSLĐ. Chuyển ý thức chưa tự giác chấp hành các quy định về ATVSLĐ thành văn hoá an toàn.

 

Các cấp Công đoàn cần chú trọng trong công tác tập huấn an toàn vệ sinh lao động

 

Tăng cường giám sát thực thi pháp luật về ATVSLĐ một cách có hiệu quả. Luật Công đoàn sửa đổi trong thời gian tới cần quy định rõ quyền giám sát của tổ chức Công đoàn trong lĩnh vực pháp luật  về lao động, luật ATVSLĐ”.  Các cấp công đoàn cần thường xuyên tăng cường tham gia, phối hợp với cơ quan chuyên môn cùng cấp, cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra, giám sát,  thanh tra việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Kiểm tra, giám sát để có cơ sở đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành chức năng tăng cường siết chặt quản lý, xử lý nghiêm các sai phạm về ATVSLĐ, thậm chí rút giấy phép kinh doanh khi có các sai phạm nghiêm trọng; kiến nghị người sử dụng khắc phục các sai phạm, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động của sản xuất khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động.

Công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở cần phân công người phụ trách công tác ATVSLĐ. Vì đây là một mảng công việc rất lớn, nhằm phát huy vai trò công đoàn trong việc tham gia bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho NLĐ.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng quy chế hoạt động, xây dựng bảng điểm đánh giá An toàn vệ sinh viên; báo cáo đánh giá công tác An toàn vệ sinh lao động tại các bộ phận hàng ngày theo ca làm việc và báo cáo khẩn cấp khi có sự cố cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Mạng lưới An toàn vệ sinh viên hoạt động tốt giúp cải thiện điều kiện làm việc tại chỗ, đồng thời giúp Ban chấp hành công đoàn có thông tin để tham gia với người sử dụng lao động trong việc thực hiện kiểm soát các rủi ro, các nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, làm cơ sở tham gia thương lượng thoả ước lao động tập thể, đối thoại.

Trần Thị Nguyệt – PCT Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam

Từ khóa:

TIN TỨC MỚI NHẤT

Giải pháp khắc phục tình trạng các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp tỉnh Nghệ An đang thiếu lao động
11:13 06/08/2024

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam: Năm 2024 và những năm tiếp theo, trong khu kinh tế, các khu công nghiệp có thêm nhiều doanh nghiệp FDI có quy mô sản xuất lớn và sử dụng nhiều lao động sẽ đi vào hoạt động, do đó, nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao...


Dân vận khéo trong công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở
10:14 02/08/2024

Học tập tư tưởng của Bác Hồ về dân vận khéo trong công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) thực chất là mô hình xây dựng, phát triển tổ chức Công đoàn gắn với chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động (NLĐ). Bài báo “Dân vận” của Bác đã đề cập vấn đề căn bản về dân vận khéo, vẫn còn nguyên giá trị, là bài học lớn về công tác dân vận trong tình hình mới nói chung và vận dụng trong công tác của tổ chức Công đoàn nói riêng.



Quân ngũ, công đoàn và Đảng là môi trường lý tưởng để làm theo lời Bác
16:44 19/07/2024

Đó là chia sẻ của người đảng viên trẻ Nguyễn Chu Danh, 28 tuổi, công nhân Công ty TNHH Bao bì Thiên Phú (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) khi gặp chúng tôi tại Lễ tuyên dương “Công nhân Nghệ An làm theo lời Bác” vào tháng 5 vừa qua.


Chủ tịch công đoàn xã biên giới nhiệt huyết với phong trào
11:11 10/07/2024

Không chỉ giỏi về chuyên môn, đồng chí Xã Văn May - Chủ tịch công đoàn cơ sở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn luôn tích cực, đi đầu, gương mẫu trong các phong trào, hoạt động của Công đoàn, góp vào thành tích đáng tự hào của Công đoàn xã nói riêng và Công đoàn Kỳ Sơn trong những năm qua. Đồng chí là một trong 95 tấm gương cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu được Liên đoàn Lao động tỉnh biểu dương.


THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP