13:52 20/12/2023
Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An tập huấn về Luật Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở cho các công đoàn cơ sở |
Nhìn thẳng hạn chế để thay đổi
Tại Nghệ An, giai đoạn trước năm 2020, hằng năm, tỷ lệ hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại chỉ đạt từ 54%-60%, chưa đảm bảo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh đề ra và chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao.
Việc tổ chức hội nghị dân chủ đầu năm chưa đảm bảo quy trình; nội dung báo cáo đánh giá của chuyên môn tại hội nghị chưa sâu, chưa toàn diện; nhiều đơn vị chưa đánh giá được sự điều hành của người đứng đầu, chưa đánh giá được ưu điểm, hạn chế của các tổ chuyên môn; quy trình được tiến hành từ tổ, bộ phận làm chưa tốt hoặc không tổ chức, nên ý kiến tham gia góp ý tại hội nghị còn ít, chủ yếu là đề xuất, kiến nghị mà chưa bàn sâu biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn
Tỷ lệ các doanh nghiệp tổ chức hội nghị dân chủ so với tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động chưa nhiều, bởi số lượng doanh nghiệp có công đoàn cơ sở đang còn ít. Tỷ lệ đối thoại khi có vụ việc còn thấp, nên vẫn còn tình trạng tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.
Ban Thanh tra nhân dân ở một số đơn vị hoạt động chưa đồng đều; một số đơn vị công khai tài chính chưa chi tiết, khó hiểu; tỷ lệ các đơn vị cơ sở được các thành viên ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cấp huyện dự còn thấp.
Năm 2023, có 100% trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức hội nghị viên chức, người lao động. |
Thế nhưng, từ năm 2021 đến nay, việc tổ chức hội nghị dân chủ đã có sự thay đổi rõ nét về số lượng và chất lượng. Năm 2023, có 2.878/2.972 đơn vị tổ chức hội nghị dân chủ, đạt tỷ lệ 97%. Cụ thể, khối cơ quan là 483/483 đơn vị, đạt 100%; xã phường, thị trấn là 460/460 đơn vị, đạt 100%; khối doanh nghiệp là 466/560 đơn vị, đạt 84 %, trong đó có 30/30 doanh nghiệp nhà nước, 436/530 doanh nghiệp ngoài nhà nước; trường học là 1.469/1.469 đơn vị, đạt 100%.
Cùng với đó, có 469/560 doanh nghiệp đã tổ chức hội nghị đối thoại tại nơi làm việc, đạt tỷ lệ 84%. Việc tổ chức hội nghị cán bộ công chức tại các cơ quan đã đi vào nền nếp, đảm bảo đúng thời gian. Hệ thống quy chế tại các cơ quan, đơn vị được ban hành đầy đủ, có tổ chức lấy ý kiến góp ý của cán bộ, công chức trước khi ban hành. Hội nghị người lao động tại các doanh nghiệp cơ bản được thực hiện nghiêm túc, là diễn đàn để người lao động được biết kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tham gia xây dựng các nội quy, quy chế và thỏa ước lao động tập thể.
Quan tâm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Nguyễn Chí Công cho rằng để đạt được những kết quả trên có sự đóng góp quan trọng, tích cực của tổ chức Công đoàn, nhất là công đoàn tại các cơ quan, doanh nghiệp. Nếu không có công đoàn thì sẽ không tổ chức được các hội nghị dân chủ, không có cơ sở để ban hành các loại quy chế trong cơ quan, đơn vị, không có diễn đàn để người lao động và cán bộ công chức thể hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình. Không có công đoàn thì không thể ban hành các bản thỏa ước, thang bảng lương và tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp, góp phần thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.
Và hơn hết là công đoàn đã nhìn thẳng vào những hạn chế, thấy rõ vai trò, trách nhiệm cũng như vị thế của mình trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Nắm chắc Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong các cơ quan của nhà nước, Nghị định 145/2021/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong các doanh nghiệp và nay là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Từ đó, đưa ra các giải pháp chỉ đạo triển khai thực hiện sát thực, bài bản, theo hướng cầm tay chỉ việc.
Đơn cử như: LĐLĐ tỉnh đã đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy ban hành văn bản chỉ đạo Ban chỉ đạo và thực hiện quy chế dân chủ các huyện, thành, thị tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ tại các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Nguyễn Chí Công cho rằng để đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở có sự đóng góp quan trọng, tích cực của tổ chức Công đoàn |
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Thực hiện dân chủ tại cơ sở; các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định pháp luật có tác động trực tiếp tới quyền và lợp ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đảm bảo quyền gắn với trách nhiệm, lợi ích gắn với nghĩa vụ, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chính quyền, chuyên môn, người sử dụng lao động; sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn với công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp. Nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiến nghị giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến người lao động.
Giao trách nhiệm cho cán bộ, chuyên viên LĐLĐ tỉnh trong việc chỉ đạo và hướng dẫn huyện, ngành quan tâm chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động, đối thoại định kỳ và đối thoại khi có yêu cầu theo quy định; tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại điểm để rút kinh nghiệm thực hiện; lựa chọn đội ngũ cán bộ làm Ban Thanh tra nhân dân tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm, kiến thức.
Chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành phối hợp với Ban chỉ đạo và thực hiện quy chế dân chủ các huyện, thành, thị thường xuyên giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc theo quy định. Chỉ đạo huyện ngành và đề nghị UBND tỉnh kịp thời khen thưởng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đoàn viên, người lao động có nhiều đóng góp, có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện tốt quy định về quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.
Cùng với đó, đưa tỷ lệ và chất lượng hội nghị dân chủ vào tiêu chí chấm điểm và điểm thưởng huyện, ngành. Hằng năm, LĐLĐ tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo ký văn bản hướng dẫn liên tịch về hội nghị dân chủ; ban hành bộ hồ sơ mẫu hướng dẫn việc tổ chức hội nghị dân chủ .
Đến nay, nhiều doanh nghiệp ở Nghệ An đã tổ chức nền nếp hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại với người lao động |
Ngoài ra, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217/QĐ -TW và Quyết định số 218/QĐ-TW của Bộ Chính trị, từ đó công khai việc giám sát thực hiện các chế độ chính sách và việc thực hiện quy chế dân chủ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở với việc tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, người lao động.
Đặc biệt là thực sự sâu sát cơ sở, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người lao động và người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh, tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Mai Liễu
THÔNG BÁO
Kế hoạch tổ chức Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh
Kế hoạch Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri giữa cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động với Đoàn Đại biểu Quốc hội trước Kỳ họp thứ 8 và tặng quà cho Công nhân lao động Năm 2024
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và tài sản cố định khác năm 2024
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp năm 2023
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
LIÊN KÊT WEBSITE
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP