Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Công đoàn nghệ an

Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng: Tăng càng sớm càng tốt để công chức viên chức giảm khó khăn

08:38 21/10/2022

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang rất quan tâm đến đề xuất tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. Trong thời gian lỡ hẹn tăng lương 3 năm qua, đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, do đó, thay vì tăng từ 1.7.2023 như đề xuất thì phải tăng càng sớm càng tốt, cụ thể là từ 1.1.2023.

 

 

Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng: Tăng càng sớm càng tốt để công chức viên chức giảm khó khăn
Công chức Uỷ ban nhân dân phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong thời giờ làm việc. Ảnh: Hạnh - Hân

Mức lương không đảm bảo cuộc sống  

Tốt nghiệp bằng cử nhân đại học năm 2005, đến năm 2006, chị Nguyễn Thị Nguyệt Ánh bắt đầu công tác tại UBND phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội). Nữ công chức tiếp nhận hồ sơ hành chính này nhớ lại, thời điểm đó, chị hưởng mức lương khởi điểm dành cho cán bộ hợp đồng là 350.000 đồng/tháng.  

“16 năm qua, tôi thấy mức lương có chút thay đổi nhưng không nhiều. Hiện nay, lương cơ sở đang áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng từ năm 2019. Mức lương này không thể đảm bảo cho công chức sống giữa Thủ đô trong khi giá cả leo thang như hiện nay” - chị Ánh bày tỏ.  

Nhờ có gia đình ổn định về kinh tế, chị Ánh vơi được phần nào gánh nặng. Theo chị Ánh, nhiều đồng nghiệp của chị rất chật vật lo chi tiêu trong gia đình, chăm lo cho các con. Ngoài làm công việc chuyên môn, nhiều người phải làm thêm các công việc như giao hàng, bán hàng online

Còn chị Nguyễn Thị Điệp là cán bộ công chức ngành văn hóa đã có hơn 10 năm công tác tại UBND xã thuộc đia bàn TP.Lào Cai. Chị Điệp hưởng hệ số lương 2,67, thêm trợ cấp ăn trưa 600 nghìn đồng; tổng thu nhập khoảng 5,6 triệu đồng/tháng.

Vợ chồng chị Điệp có hai con nhỏ, một cháu học lớp 7, một cháu học lớp 4. Số tiền lương của chị chỉ đủ để chi trả tiền học phí, học thêm cho các con. Để trang trải cuộc sống, chị Điệp phải chăn nuôi gia súc, gia cầm để bán cho đồng nghiệp, hàng xóm... “Trình độ thạc sĩ lương cũng không khác cử nhân là bao nhiêu. Tôi đã ngoài 40 tuổi, giờ muốn xin nghỉ cũng không biết phải làm gì, đi làm công nhân cũng quá tuổi”, chị Điệp tâm sự. 

Vấn đề tăng lương thời điểm nào cũng nhận được rất nhiều quan tâm của bạn đọc Báo Lao Động. Bạn đọc N.V.T nêu phương án, nếu không tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng vào ngày 1.1.2023, thì nên tăng theo lộ trình: Ngày 1.1.2023 tăng lương cơ sở lên 1,65 triệu đồng; ngày 1.7.2023 tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng nhằm kịp thời động viên công chức, viên chức vì họ đã chờ tăng lương quá lâu.  

Tăng lương cơ sở từ 1.1.2023 để tạo thành thông lệ  

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, mức lương cơ sở lần được đầu tiên được áp dụng là từ năm 2013 theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP (trước đó áp dụng mức lương tối thiểu chung).  

Ông Quảng cho biết thêm, mức lương cơ sở theo Nghị định 66 được bắt đầu áp dụng từ 1.7.2013. Sau đó, định kỳ hằng năm, Chính phủ căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, chỉ số giá tiêu dùng, các điều kiện khác để điều chỉnh. Hầu hết các Nghị định về lương cơ sở trước đây đều bắt đầu áp dụng từ 1.7.  

“Trước đây, lương cơ sở được điều chỉnh định kỳ hằng năm, còn 3 năm qua chưa điều chỉnh lương cơ sở, nên theo tôi, lần tới cần điều chỉnh mức lương cơ sở như thông lệ đối với mức lương tối thiểu, tức vào thời điểm đầu năm” - ông Quảng nêu ý kiến.  

Ông Quảng liệt kê từ năm 2000 đến nay có 21 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu thì chỉ có 4 lần không phải từ ngày 1.1. “Tôi nghĩ lần này nên điều chỉnh từ ngày 1.1.2023 thay vì từ 1.7.2023, điều chỉnh càng sớm càng tốt vì đời sống của cán bộ, công chức, viên chức đang gặp rất nhiều khó khăn. Họ đã chờ đợi quá lâu việc tăng lương” - ông Quảng phân tích.  

Theo Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật, hiện đã đủ điều kiện để điều chỉnh lương cơ sở từ đầu năm 2023. Ngoài ra, ông Quảng cho rằng, tăng từ 1.1.2023 thì sẽ trở thành tiền lệ cho những năm sau, thuận lợi cho xây dựng kế hoạch về tài chính, ngân sách.

BẢO HÂN - LƯƠNG HẠNH (BÁO LAO ĐỘNG)

Từ khóa:

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tăng biên chế công đoàn, đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn
21:28 26/10/2024

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, người lao động và đoàn viên công đoàn, nhiệm vụ của công đoàn trở nên đặc thù và nặng nề hơn; tuy nhiên, biên chế của công đoàn lại rất thấp, chỉ tương đương một phần ba so với các tổ chức chính trị-xã hội khác.


Nghệ An: Sôi nổi Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm trong KCN WHA và Nam Cấm
20:57 28/09/2024

Ngày 28/9, Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An phối hợp cùng UBND huyện Nghi Lộc tổ chức Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc và người lao động các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


Thật - giả tổ chức đại diện người lao động - Bài 2: Nhận diện tổ chức bất hợp pháp
14:41 25/09/2024

Theo Luật Công đoàn, Công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, thời gian gần đây, các tổ chức khủng bố, phản động ráo riết đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, lôi kéo công nhân, NLĐ thành lập các hội, nhóm, tổ chức bất hợp pháp trên lĩnh vực lao động, công đoàn tại các địa phương.


Thật - giả tổ chức đại diện người lao động - Bài 1: Núp bóng để kích động
09:30 25/09/2024

Từ phản ánh của người dân và qua tìm hiểu tại một số khu nhà trọ công nhân xung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TPHCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã ghi nhận được nhiều hoạt động của các đối tượng, hội, nhóm núp bóng danh nghĩa “đại diện người lao động” với mục đích đáng ngờ.


Chung tay sẻ chia khó khăn với người lao động sau bão lũ
16:57 24/09/2024

Siêu bão Yagi đã đi qua, nhưng hoàn lưu của bão vẫn tiếp tục gây mưa lớn kéo dài ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến công việc, đời sống sinh hoạt của hàng triệu người dân. Nhằm động viên, chăm lo, đồng thời chia sẻ những khó khăn, mất mát đối với đoàn viên, người lao động, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam phối hợp cùng Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam tổ chức đoàn công tác thiện nguyện đã tới thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động bị thiệt hại do lũ lụt tại tỉnh Yên Bái.


THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP