Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Công đoàn nghệ an

Giảm tuổi nghỉ hưu sẽ giải quyết cơ bản mọi vấn đề

08:45 17/03/2023

Nhiều bạn đọc kiến nghị không nên không nên quy định tuổi nghỉ hưu mà nên quy định năm đóng BHXH để người lao động có động lực đóng BHXH.

 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa trình Chính phủ Dự thảo Luật BHXH sửa đổi. Trong đó, nội dung được nhiều người lao động (NLĐ) quan tâm nhất là quy định về rút BHXH 1 lần.

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) nêu ra 2 phương án.

Phương án 1: Giữ nguyên quy định hiện hành. Cụ thể, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, NLĐ sẽ được rút BHXH 1 lần.

Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà NLĐ có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để NLĐ hưởng chế độ BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Xung quanh 2 phương án này, Báo Người Lao Động có bài viết: "Quy định tuổi nghỉ hưu hay năm đóng BHXH?" và nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc. Bạn đọc Trịnh Lượng bày tỏ: "Không nên quy định số năm tối thiểu phải đóng là rất chính xác, và hãy cho người lao động hưởng lương hưu từ 55 tuổi vì tôi thấy tuổi thọ bây giờ càng ngày càng thấp". 

Giảm tuổi nghỉ hưu sẽ giải quyết cơ bản mọi vấn đề - Ảnh 1.

Tương tự, bạn đọc Dũng Trịnh góp ý: "Nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Vậy quy định số tuổi hưởng là vô lý". Bạn đọc Nguyễn Hữu Thu chia sẻ: "Tôi cũng là 1 người lao động đang đóng BHXH và rất đồng tình với những ý kiến kiến nghị không nên không nên quy định tuổi nghỉ hưu mà nên nên quy định năm đóng BHXH để người lao động có mục tiêu và động lực đóng BHXH".

Cùng góc nhìn, một bạn đọc giấu tên viết: "Không nên qui định cứng nhắc tuổi nghỉ hưu mà nên qui định số năm đóng BHXH, Nếu đủ 30 năm đối với nam mà có nguyên vọng nghỉ do không đủ sức khỏe thì nên cho người lao động nghỉ". Bạn đọc tên Lan chia sẻ: "Đúng! Tuổi nghỉ nghỉ hưu là luật lao động quy định. Chế độ bảo hiểm xã hội là Luật BHXH quy định, Luật BHXH phải tính đến lợi ích và điều kiện thực tế của người lao động. Quỹ BHXH là tiền của người lai động đóng góp thì phải do người lao động quyết định hưởng như thế nào. Vì thế không nên căn cứ vào tuổi nghỉ hưu để hưởng BHXH, mà căn cứ vào số năm đóng BHXH để hưởng nhiều hay ít khi người lao động muốn nghỉ làm việc".

Góp ý hoàn thiện chính sách, bạn đọc Nguyễn Phương viết: "Không nên quy định tuổi nghỉ hưu mà nên quy định năm đóng bảo hiểm xã hội vì tùy theo điều kiện sức khỏe của mỗi người có đảm bảo cho công việc của họ không. Có nhiều người, nhiều nghề tầm 40,45 tuổi là sức khỏe đã suy giảm rồi. Ví dụ như giáo viên chúng tôi mấy chục năm giảng dạy nhiều người bị đau họng mãn tính, mắt yếu,..... chỉ có một bộ phận do họ có điều kiện về kinh tế thì còn thấy trẻ chứ hầu như tầm 50 tuổi là già rồi. Học sinh thì không thích giáo viên lớn tuổi. Theo tôi, người đến tuổi 50-55 có nhu cầu nghỉ hưu thì giải quyết cho nghỉ chứ đợi đến 60 tuổi mới được nghỉ không biết có cầm được số hưu trí không". Một bạn đọc tên Minh đề xuất: "Giảm tuổi nghỉ hưu là hợp lý, người lao động 50 tuổi là hết xí quách rồi, chờ sao nổi 60 mà hưởng lương hưu".

Giảm tuổi nghỉ hưu sẽ giải quyết cơ bản mọi vấn đề - Ảnh 2.

Một bạn đọc giấu tên bày tỏ: "Nếu người lao động có việc làm, có thu nhập thì chả ai dại dột gì đi rút BHXH 1 lần. Họ chỉ rút một lần vì họ bị mất việc, họ cần tiền để mà trang trải cuộc sống. Tôi không nói BHXH không có lợi, rất rất có lợi nữa là khác, nhưng chỉ có lợi cho người có việc làm ổn định được bảo đảm đến cái tuổi 60 hay 62 theo quy định. Nhưng cần xem lại số được bảo đảm công việc đến cái tuổi nghỉ hưu kia là chiếm bao nhiêu %. Trong khi số mất việc làm ở cái tuổi 40, 45 là rất rất nhiều". Theo bạn đọc này, để giảm và thậm chí chấm dứt rút một lần chỉ có giảm tuổi nghỉ hưu hoặc tính lương hưu dựa theo năm đóng BHXH đủ thì lĩnh lương. Hoặc là có một chính sách bảo đảm việc làm cho người lao động không bị mất việc đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Chứ cứ loay hoay giữ nguyên các thứ chỉ giảm năm đóng thì xin thưa giảm vậy chỉ giữ lại được người đã đóng vượt số năm, còn đóng mới thì càng giảm càng nhiều người rút một lần.

Bạn đọc Nguyễn Vĩnh Hưng cho rằng cần qui định thời gian đóng BHXH ít nhất là 10 năm. Nếu đủ 10 năm đóng BHXH mà người lao động bị mất việc làm, sau khi đã nhận hết thời gian BH thất nghiệp mà vẫn chưa có việc làm thì được hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng tương ứng với thời gian tham gia BHXH. "Trong thời gian hưởng trợ cấp mà người lao động có việc làm thì tiếp tục tham gia BHXH và được cộng dồn thời gian còn lại để được hưởng chế độ hưu trí. Cần phải suy nghĩ rằng người lao động khi mất việc làm họ sống bằng gì trong thời gian họ chờ đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí" – bạn đọc này chia sẻ.

Phải tính toán kỹ

"Nhà nước cần khảo sát lý do tại sao người lao động lại rút BHXH 1 lần. Phải tính đến những trường hợp đã đóng đủ 20 năm nhưng chỉ mới 45 tuổi. Ở độ tuổi này thì việc xin việc có mức lương như dưới 45 là vô cùng khó khăn, như vậy thì đến khi đủ tuổi nhận lương hưu, tiền lương hưu sẽ bao nhiêu, đã tính mất giá sau 15 năm nữa hay chưa, nếu có thì có thỏa đáng hay không? Nếu người lao động đóng cao ở thời gian trước 45 tuổi, sau đó mức đóng BHXH họ thấp trong khoảng từ 45 đến 65 tuổi, thì liệu họ có muốn không lấy BHXH 1 lần hay không, vì họ vẫn còn đủ 20 năm để đóng tiếp lần 2, sau khi người lao động rút BHXH 1 lần ở độ tuổi 45"- Một bạn đọc góp ý.

 

Bài và ánh: An KHÁNH (BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG)

Từ khóa:

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tăng biên chế công đoàn, đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn
21:28 26/10/2024

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, người lao động và đoàn viên công đoàn, nhiệm vụ của công đoàn trở nên đặc thù và nặng nề hơn; tuy nhiên, biên chế của công đoàn lại rất thấp, chỉ tương đương một phần ba so với các tổ chức chính trị-xã hội khác.


Nghệ An: Sôi nổi Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm trong KCN WHA và Nam Cấm
20:57 28/09/2024

Ngày 28/9, Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An phối hợp cùng UBND huyện Nghi Lộc tổ chức Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc và người lao động các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


Thật - giả tổ chức đại diện người lao động - Bài 2: Nhận diện tổ chức bất hợp pháp
14:41 25/09/2024

Theo Luật Công đoàn, Công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, thời gian gần đây, các tổ chức khủng bố, phản động ráo riết đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, lôi kéo công nhân, NLĐ thành lập các hội, nhóm, tổ chức bất hợp pháp trên lĩnh vực lao động, công đoàn tại các địa phương.


Thật - giả tổ chức đại diện người lao động - Bài 1: Núp bóng để kích động
09:30 25/09/2024

Từ phản ánh của người dân và qua tìm hiểu tại một số khu nhà trọ công nhân xung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TPHCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã ghi nhận được nhiều hoạt động của các đối tượng, hội, nhóm núp bóng danh nghĩa “đại diện người lao động” với mục đích đáng ngờ.


Chung tay sẻ chia khó khăn với người lao động sau bão lũ
16:57 24/09/2024

Siêu bão Yagi đã đi qua, nhưng hoàn lưu của bão vẫn tiếp tục gây mưa lớn kéo dài ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến công việc, đời sống sinh hoạt của hàng triệu người dân. Nhằm động viên, chăm lo, đồng thời chia sẻ những khó khăn, mất mát đối với đoàn viên, người lao động, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam phối hợp cùng Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam tổ chức đoàn công tác thiện nguyện đã tới thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động bị thiệt hại do lũ lụt tại tỉnh Yên Bái.


THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP