20:58 19/07/2021
Đặc biệt đối với công đoàn cơ sở, bởi nó trực tiếp ảnh hưởng đến việc chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động. Thực hiện Nghị quyết Đại hội 18 Công đoàn Nghệ An, Nghị quyết Đại hội 12 Công đoàn Việt Nam, LĐLĐ tỉnh xây dựng và ban hành Đề án tập trung nguồn lực tài chính công đoàn nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi tài chính, quản lý tài sản công đoàn theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, thực hiện phân phối công bằng, hiệu quả để đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.
Nghị định 191/2013/NĐ-CP, ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn) đều phải có nghĩa vụ đóng kinh phí bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Thế nhưng, trên thực tế thời gian qua việc thu kinh phí công đoàn ở khu vực sản xuất kinh doanh trên địa bản tỉnh Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn.
Nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, hạn chế thất thu, công khai, minh bạch nguồn thu và phân phối nguồn thu kịp thời cho các cấp công đoàn, thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn 2%, tạo chủ động cho công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên và người lao động.
Từ năm 2017, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã triển khai việc thu kinh phí công đoàn ở khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản chung mở tại Ngân hàng VietinBank và Agrinank. Sau khi có chủ trương, LĐLĐ tỉnh đã ký kết quy chế phối hợp với ngân hàng VietinBank và Agrinank Nghệ An, tuyên truyền, tập huấn phương thức thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và hướng dẫn công đoàn cơ sở cập nhật thông tin, dữ liệu vào hệ thống và mở tài khoản của công đoàn cơ sở để nhận kinh phí phân phối tự động từ tài khoản chung của Tổng Liên đoàn trong vòng 24h.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 28/29 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Công đoàn Viên chức không có doanh nghiệp) và hơn 150 công đoàn cơ sở mở tài khoản theo quy định tại các chi nhánh ngân hàng, có trên 50 doanh nghiệp thực hiện trích chuyển kinh phí công đoàn qua tài khoản chung với số tiền hơn 15 tỉ đồng. Các đơn vị đã thực hiện tốt như LĐLĐ huyện: Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Cửa Lò, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam.
Những khó khăn, vướng mắc triển khai thực hiện
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, mang tính chất gia đình. Sản xuất, kinh doanh không ổn định, thậm chí có doanh nghiệp chỉ có tên, còn địa điểm và hoạt động sản xuất, kinh doanh không rõ ràng nên cán bộ công đoàn rất khó khăn trong việc tiếp cận để tuyên truyền, vận động, đốc thúc nộp kinh phí công đoàn. Một số chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đúng, đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ, tính ưu điểm trong việc thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn qua tài khoản chung của Tổng Liên đoàn. Các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn hầu như không thu được, số doanh nghiệp này chủ yếu hộ kinh doanh cá thể, gia đình nhỏ lẻ và các doanh nghiệp mới thành lập, mới đi vào sản xuất nên việc thu kinh phí gặp nhiều khó khăn.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, việc làm và thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng, một số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động.Tầm ảnh hưởng của một số cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên trực tiếp cơ sở chưa nhận thức hết trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục, chưa chỉ đạo quyết liệt; đội ngũ kế toán công đoàn chưa thực sự tâm huyết với nhiệm vụ, còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác tài chính công đoàn.
Trong quá trình triển khai thực hiện bước đầu còn một số vướng mắc như: Chỉ đạo công đoàn cơ sở mở tài khoản còn ngại khó khăn bởi hầu hết các đơn vị nhỏ có số kinh phí công đoàn đóng ít, kế toán công đoàn chủ yếu kiêm nhiệm, ngại giao dịch; công tác chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở cập nhật dữ liệu vào hệ thống chưa chính xác dẫn đến việc trích chuyển kinh phí sai bị trả về hoặc phân phối kinh phí về cho công đoàn các cấp bị chậm, sai sót; Sự phối hợp giữa ngân hàng với công đoàn các cấp để xử lý những sai sót chưa kịp thời...
Một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới
Để công tác thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản chung của Tổng Liên đoàn đạt kết quả cao cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
1/ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kết hợp với công tác vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp chấp hành các quy định của pháp luật về thu, chi; trích, nộp kinh phí công đoàn. Rà soát để đánh giá, phân loại từng đối tượng theo nhóm để có hình thức, nội dung tuyên truyền, tác động phù hợp.
2/ Chủ động tham mưu với chính quyền địa phương thành lập đoàn liên ngành (gồm các các cơ quan chức năng: Thuế, Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội...) kiểm tra thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp, trong đó có lồng ghép kiểm tra Luật Công đoàn. Hoàn tất hồ sơ khởi kiện ra Tòa án để đòi nợ theo quy định của pháp luật đối với đơn vị nợ số tiền lớn và vi phạm pháp luật kéo dài.
3/ Chủ động đề xuất UBND cùng cấp ban hành văn bản chỉ đạo các đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo Điều 4, Nghị định 191/2013/NĐ-CP nghiêm túc thực hiện việc trích, nộp kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật hiện hành.
4/ Chỉ đạo công đoàn cơ sở thực hiện đúng, đủ và kịp thời các quy định của Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam về công tác quản lý tài chính, tài sản và chế độ kế toán công đoàn. Trả lời kịp thời, thỏa đáng những thắc mắc, đề xuất, kiến nghị về công tác quản lý tài chính, tài sản và chế độ kế toán công đoàn của đơn vị, doanh nghiệp. Bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp mọi mặt cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính công đoàn.
5/ Xử lý kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, tạo lòng tin, động lực cho doanh nghiệp và công đoàn cơ sở thực hiện.
6/ Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các chương trình phối hợp với các cơ quan: Thuế, Tài chính, Kho bạc, BHXH, Lao động, Thương binh và Xã hội…; rà soát để bổ sung, chỉnh sửa những thiếu sót và bất cập trong các chương trình phối hợp nhằm tổ chức triển khai thực hiện các chương trình phối hợp trong các năm tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.
7/ Kịp thời khen thưởng, nêu gương đối với những đơn vị, doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về trích nộp kinh phí công đoàn, quản lý tài chính, tài sản công đoàn.
Nguyễn Hữu Thắng (Phó Ban Tài chính)
THÔNG BÁO
Kế hoạch Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri giữa cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động với Đoàn Đại biểu Quốc hội trước Kỳ họp thứ 8 và tặng quà cho Công nhân lao động Năm 2024
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và tài sản cố định khác năm 2024
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp năm 2023
Thông báo công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công năm 2023
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
LIÊN KÊT WEBSITE
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP