21:05 14/01/2022
Công tác quán triệt, triển khai kịp thời
Ngay sau khi Luật An toàn, vệ sinh lao động được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp Công đoàn trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện, trong đó triển khai sâu rộng nội dung của Luật ATVSLĐ, các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với công tác ATVSLĐ tới các cấp Công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ trong tỉnh.
Thông qua việc tổ chức Tháng công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ, công đoàn các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động về nhận thức và tuân thủ về an toàn, vệ sinh lao động, thực thi có hiệu quả Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong các mối quan hệ lao động.
Đại diện LĐLĐ huyện Thanh Chương kiểm tra công tác ATVSLĐ Phòng chống cháy nổ tại Công ty CP Sản xuất và thương mại gỗ Thanh Chương
Bà Hoàng Thị Thu Hương - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh cho biết: “Hàng năm Liên đoàn Lao động tỉnh đã tham gia với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước góp ý, xây dựng vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, đặc biệt là tham gia có hiệu quả việc xây dựng Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp, đề xuất nhiều ý kiến vào việc xây dựng pháp luật, chế độ chính sách có liên quan đến công tác ATVSLĐ, chủ yếu đóng góp những vấn đề cụ thể, thiết thực trong kế hoạch ATVSLĐ và tại các buổi thương lượng, kí kết TƯLĐTT giữa đại diện tập thể NLĐ với chủ doanh nghiệp như: cải tiến quy trình công nghệ, bổ sung trang thiết bị phù hợp, cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm độ sáng, độ rung, tiếng ồn, khói bụi, có rào che chắn ngăn cách nơi nguy hiểm...".
Ngoài ra các hoạt động như tổ chức Lễ phát động, phát tờ rơi tranh ảnh tuyên truyền về công tác ATVSLĐ ở nhiều lĩnh vực đến công nhân lao động, tuyên truyền trực quan (xe loa cổ động, băng rôn, cờ phướn, tờ rơi tuyên truyền về công tác AT-VSLĐ; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng); các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh treo khẩu hiệu băng rôn, biểu ngữ về AT-VSLĐ tại cơ quan, đơn vị... Những hoạt động tuyên truyền đó đã có tác động đến nhận thức của CNVC LĐ và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn làm công tác ATVSLĐ.
Chú trọng xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc
An toàn lao động tại nơi làm việc có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động – yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nơi làm việc là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, chế biến, làm việc hàng ngày của người lao động và cũng là nơi có thể có một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, phóng xạ, điện từ trường, bụi, các khí độc, vi sinh vật gây bệnh và các yếu tố khác. Vì vậy xây dựng an toàn lao động tại nơi làm việc được các cấp công đoàn chú trọng.
Hàng năm, Liên đoàn Lao động tỉnh phát các tờ rơi tuyên truyền các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Các tờ rơi với các nội dung: An toàn khai thác khoáng sản, an toàn điện, an toàn xây dựng và an toàn chung. Hơn 10.000 tờ rơi đã được chuyển đến 29 Liên đoàn Lao động huyện, thành thị, Công đoàn ngành để phát đến người lao động.
Từ năm 2015 đến nay, Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai và tổ chức tư vấn 40 cuộc Pháp luật lưu động cho tại doanh nghiệp có đông công nhân lao động, với hơn 7.000 công nhân lao động tham gia. Trong nội dung tuyên truyền và tư vấn pháp luật lưu động có nội dung Luật An toàn vệ sinh lao động.
Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp huấn luyện về ATVSLĐ nhằm nâng cao nhận thức đối với người sử dụng lao động và người lao động về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Nội dung huấn luyện là những quy định chung, hệ thống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Chú trọng ứng dụng, chuyển giao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, đặc biệt trong các ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bảo đảm có đủ phương tiện cá nhân thiết yếu, phương tiện cấp cứu, cứu hộ, các trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ về an toàn lao động, vệ sinh lao động... Đã có 15.000 lượt người tại các đơn vị, doanh nghiệp trong các ngành được huấn luyện về công tác ATVSLĐ...
Bà Hoàng Thị Thu Hương cho biết thêm: Cùng với việc tổ chức các lớp huấn luyện tại các đơn vị, doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh còn phối hợp đoàn Úc và Tổ chức nhân dân Úc về y tế, giáo dục và phát triển hải ngoại (APHEDA) tổ chức 12 lớp tập huấn nhằm trang bị và nâng cao kiến thức cho cán bộ công đoàn tại 30 doanh nghiệp, với 695 người tham gia trong việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nâng cao nhận thức và phòng tránh các loại bệnh nghề nghiệp nhất là bệnh ung thư nghề nghiệp và tác hại và các nguy cơ đối với sức khỏe con người khi tiếp xúc với Amiăng. Tổ chức hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi, với 17 đội thuộc Liên đoàn Lao động các huyện, thành, thị, công đoàn ngành tham gia các doanh nghiệp trong tỉnh và đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn....
Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn kiểm tra, thanh tra giám sát công tác ATVSLĐ từ 10-15 doanh nghiệp/năm. Ông Hoàng Thanh Bình - Chuyên viên Ban CSPLQHLĐ LĐLĐ tỉnh cho biết: Qua kiểm tra, 90% số cơ sở được kiểm tra tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Đơn vị cấp phát đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân như quần áo, giầy mũ, găng tay, khẩu trang, kính…, một số nơi còn trang bị tăng hơn so với tiêu chuẩn nhà nước để phù hợp với yêu cầu sản xuất. Các chế độ bồi dưỡng độc hại, bồi dưỡng ca 3 đều được các cơ sở thực hiện bằng hiện vật theo đúng quy định. Cơ bản các đơn vị thực hiện chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo đúng quy định, đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 44 giờ. Việc làm thêm giờ được bảo đảm hợp lý, có sự thỏa thuận của người lao động và tổ chức công đoàn. Tại nhiều đơn vị, nội dung về ATLĐ, VSLĐ được cụ thể hóa, có lợi cho người lao động đó được Công đoàn thương lượng đưa vào Thỏa ước LĐTT làm cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động cùng thực hiện, góp phần hiệu quả cho công tác ATVSLĐ.
Ngoài ra Liên đoàn Lao động tỉnh tiến hành giám sát việc phòng chống cháy nổ tại các khu Nhà trọ của công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Qua các cuộc kiểm tra đó nhắc nhở chủ doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở phối hợp chặt chẽ để xây dựng và ban hành các tài liệu, hướng dẫn, các quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ tuân thủ các nội quy lao động, quy trình sản xuất, an toàn trong các doanh nghiệp. Công đoàn và người sử dụng lao động đã phối hợp trong việc quản lý công tác ATVSLĐ, tổ chức thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Tiếp tục đầu tư phương tiện, nhân lực để nâng cao năng lực ứng phó trong các tình huống khẩn cấp xảy ra trong sản xuất...
Với vai trò là thành viên đoàn điều tra TNLĐ, đại diện Công đoàn có mặt kịp thời nhằm trấn an tinh thần người sử dụng lao động và người lao động, tham gia điều tra, giải quyết chế độ cho người bị tai nạn lao động theo quy định. Phối hợp với chủ sử dụng lao động khắc phục hậu quả do sự cố, TNLĐ để lại. Các cấp Công đoàn và các cơ quan, doanh nghiệp có TNLĐ xảy ra, tổ chức thăm hỏi tặng quà động viên các gia đình có nạn nhân bị TNLĐ, ổn định sản xuất và đời sống cho các gia đình nạn nhân. Qua thống kê tổng hợp cho thấy hơn 95% các đoàn điều tra TNLĐ có sự tham gia của Công đoàn. Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh cũng đã hướng dẫn, chỉ đạo Công đoàn cơ sở tham gia điều tra TNLĐ theo thẩm quyền và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị TNLĐ sau khi điều trị ổn định. Trong 5 năm qua Liên đoàn Lao động tỉnh tham gia điều tra 50 vụ TNLĐ chết người, phối hợp với Sở Lao động - TBXH và BHXH tỉnh giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại về giải quyết chế độ TNLĐ cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đồng chí Nguyễn Chí công - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh kiểm tra công tác ATLĐ tại doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc
Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về ATVSLĐ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động luôn được các cấp công đoàn quan tâm, Phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc của CNVCLĐ đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, tiết kiệm được chi phí nguyên liệu đầu vào, nâng cao năng suất lao động, tận thu được sản phẩm đồng thời góp phần không nhỏ vào việc cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa các yếu tố, nguy cơ gây TNLĐ, BNN phát sinh trong sản xuất. Hàng năm có từ 15 đến 20 sáng kiến kinh nghiệm được được áp dung một cách có hiệu quả vào các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu biểu như: Sáng kiến chế tạo, lắp đặt hệ thống băng tải chuyển phôi tại tổ Tạo Phôi S4S dây chuyền Ván Ghép Thanh tại Công ty cổ phần Lâm Nghiệp Tháng Năm; Sáng kiến Lò thiêu bò đáy tĩnh đa nhiên liệu, Chuyển đổi hệ thống điều hòa chính hãng sử dụng không hiệu quả sang hệ thống điều hòa liền khối lắp trên máy CAT 236B2, 236B3, Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thông qua việc kiểm tra, hiệu chuẩn dụng cụ-thiết bị nội bộ tại Công ty CPTP Sữa TH; sáng kiến Tự động hóa phần cân - trộn nguyên vật liệu trong quy trình sản xuất nhựa - Phần PLC, Điện tại Công ty TNHH MTV nhựa Châu Âu Nghệ An; sáng kiến Quy trình xử lý bùn thải trong quá trình xử lý nước thải tại trạm Xử lý nước thải Nam Cấm...
Đánh giá về kết quả thực hiện Luật ATVSLĐ, ông Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết: Luật An toàn, vệ sinh lao động ra đời đã tác động lớn đến công tác an toàn, vệ sinh lao động; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động, người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp về ATVSLĐ cho người lao động, bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc; góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, tạo động lực, sự gắn bó của người lao động với đơn vị, doanh nghiệp…
Trần Vân - Thanh Bình
THÔNG BÁO
Kế hoạch Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri giữa cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động với Đoàn Đại biểu Quốc hội trước Kỳ họp thứ 8 và tặng quà cho Công nhân lao động Năm 2024
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và tài sản cố định khác năm 2024
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp năm 2023
Thông báo công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công năm 2023
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
LIÊN KÊT WEBSITE
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP