23:10 28/11/2023
Trong nhiều năm qua, Liên đoàn Lao động Tỉnh Nghệ An luôn chủ động, tích cực tham gia góp ý các văn bản pháp luật liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền của lao động nữ trong các điều khoản của Bộ Luật Lao động; các Nghị định có liên quan đến chế độ chính sách lao động nữ.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh thăm, tặng quà nữ công nhân lao động ở trọ
Liên đoàn Lao động Tỉnh Nghệ An đã cụ thể hóa các chủ trương Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; văn bản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chương trình hành động chiến lược về Bình đẳng giới cho phù hợp với địa phương. Quan tâm chỉ đạo có hiệu quả trong phong trào nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công ở công đoàn các cấp. Cụ thể là Chị thị 03/CT-TLD ngày 28/8/2010 về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ; Nghị quyết 12b/ NQ-TLĐ ngày 12/7/2017 về Ban nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; Đề án về xây dựng thiết chế văn hóa trong các khu công nghiệp, chăm sóc y tế, văn hóa, thể thao...Đó là những việc làm thiết thực của các cấp Công đoàn Nghệ An trong việc chăm lo cho công nhân lao động trong đó có lao động nữ.
Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được từ sự nỗ lực của các cấp công đoàn, hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn bức xúc đối với lao động nữ cần được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết như:
Việc làm và thu nhập của lao động nữ còn thấp, hiện nay mức lương bình quân của lao động nữ trên địa bàn Nghệ An chỉ khoảng 5-6 triệu đồng/tháng. Mức lương các doanh nghiệp tại Nghệ An trả cho người lao động thấp, chỉ cao hơn mức lương tối thiểu vùng và thấp hơn nhiều so với mức lương của doanh nghiệp tại các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Đặc biệt, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trả lương cho người lao động thấp hơn mặt bằng chung nền kinh tế. Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu như dệt may, chế biến thực phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử có xu hướng sử dụng lao động giản đơn, chưa qua đào tạo. Đây là cơ hội cho lao động nữ, nhưng thực trạng chỉ tuyển lao động ở một độ tuổi nhất định và sa thải lao động trong một thời gian làm việc nhất định.
Bên cạnh đó vấn đề nhà ở, nhà trẻ mẫu giáo dành cho con công nhân lao động chưa được đáp ứng yêu cầu phần lớn công nhân lao động. Hiện nay, ở khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, Vship.... công nhân lao động phải ở trọ tại các nhà dân với điều kiện sống rất thấp, ảnh hưởng sức khỏe và năng suất lao động của công nhân. Kết quả khảo sát của tổ chức công đoàn tại khu Công nghiệp Bắc Vinh trong những năm qua cho thấy gần 3.000 công nhân đang phải thuê nhà trọ bên ngoài với điều kiện sinh hoạt đa phần là thiếu thốn, an ninh phức tạp. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho nguồn lao động tại Nghệ An luôn rơi vào tình trạng mất ổn định. Để giữ chân công nhân không ít các doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà hàng tháng, nhưng số tiền hỗ trợ không đáng là bao.
Buổi truyền thông về bình đẳng giới cho nữ cán bộ công đoàn
Lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam cho rằng: Ngoài tiền lương, doanh nghiệp trên địa bàn chưa thực hiện nghiêm các chế độ phúc lợi xã hội với người lao động. Mặt khác, hệ thống dịch vụ như nhà ở, trường học, thương mại tại các khu công nghiệp chưa có nên không thu hút và giữ chân được lao động địa phương.
Ở các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, nhu cầu gửi con của công nhân nữ là rất lớn, song điều kiện cơ sở vật chất ở các nhóm lớp tư thục quy mô còn nhỏ, một số nhóm lớp chưa được cấp phép, người trông giữ trẻ chưa có đủ trình độ chuyên môn theo quy định; thiếu kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.
Trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ vẫn còn nhiều tồn tại như: tỷ lệ thỏa ước lao động tập thể có quy định có lợi hơn cho lao động nữ so với quy định của pháp luật còn thấp; lao động nữ ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước hiện nay còn gặp nhiều khó khăn nên muốn làm thêm giờ tăng ca để tăng thu nhập đảm bảo cuộc sống khiến đa số lao động nữ không còn thời gian để giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa tinh thần.
Những vấn đề về sức khỏe sinh sản hôn nhân gia đình, đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động nữ còn nhiều bất cập cần được quan tâm giải quyết. Nhiều khu nhà trọ hiện nay điều kiện sống chật hẹp không hợp vệ sinh, thiếu nơi sinh hoạt văn hóa, giao lưu kết bạn, nơi cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, do đó người lao động ít được hưởng thụ các hoạt động vui chơi giải trí đặc biệt là lao động nữ. Trong các doanh nghiệp, công nhân lao động phải làm theo ca, cường độ căng thẳng tăng ca tăng giờ khiến họ khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng. Bản thân công nhân lao động đa số còn rất trẻ, chưa được chuẩn bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết về giới tính, tình dục, vì chăm sóc sức khỏe sinh sản trước khi bước vào cuộc sống tự lập nên có tâm lý e ngại dẫn tới kiến thức về sức khỏe sinh sản còn hạn chế. Việc thực hiện các chế độ chính sách nói chung và những quy định riêng đối với lao động nữ ở nhiều doanh nghiệp chưa đầy đủ theo quy định.
Để khắc phục và hạn chế những vấn đề khó khăn đối với lao động nữ đã nêu nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong thúc đẩy Bình đẳng giới và bảo vệ quyền cho lao động nữ, các cấp Công đoàn Nghê An xác định phương hướng nhiệm vụ công tác nữ công nhiệm kỳ 2023-2028 đó là:
“Chủ động đề xuất, tham gia xây dựng, chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới. Chú trọng nội dung giám sát, phản biện về chế độ, chính sách, pháp luật và bình đẳng giới liên quan đến lao động nữ; tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới.Tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua,các cuộc vận độngtrong nữ CNVCLĐ. Nâng cao chất lượng hoạt động của công tác nữ công và Ban Nữ công quần chúng của công đoàn các cấp, nhất là Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.Thực hiện toàn diện và chất lượng công tác nữ công ở các cấp công đoàn trọng tâm là việc làm bền vững của lao động nữ xây dựng gia đình công nhân viên chức lao động no ấm tiến bộ hạnh phúc văn minh chăm lo tốt hơn cho con công nhân viên chức lao động...”
Thời gian tới sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1-Tăng cường vai trò công đoàn trong nâng cao nhận thức và tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới và bảo vệ quyền của lao động nữ. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp công đoàn trong tiến trình thực hiện mục tiêu Bình đẳng giới và đổi mới hoạt động Công đoàn, trọng tâm là các công đoàn cơ sở ngoài khu vực ngoài nhà nước, tạo sự chuyển biến trong việc giải quyết một số nhu cầu bức thiết của lao động nữ, phát huy vai trò lao động nữ tham gia phát triển doanh nghiệp và kinh tế xã hội trong tình hình mới, hướng tới xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Các cấp công đoàn sẽ tập trung tham gia kiểm tra, thanh tra giám sát đối thoại việc thực hiện bình đẳng giới và các quyền của lao động nữ, tham mưu giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của lao động nữ và điều kiện được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội chất lượng
2/Tăng cường vai trò của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong tham mưu thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể với những nội dung điều khoản có lợi hơn cho lao động nữ; tuyên truyền về quyền và lợi ích của lao động nữ và thúc đẩy Bình đẳng giới
Ban chấp hành công đoàn đóng vai trò quan trọng trong tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết thỏa ước lao động tập thể với quy định có lợi hơn cho người lao động nữ và thúc đẩy Bình đẳng giới ở các doanh nghiệp; kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật chính sách đối với lao động nữ và bình đẳng giới ở doanh nghiệp; tuyên truyền về quyền và lợi ích của lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc nhằm nâng cao nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới cho người lao động và cán bộ lãnh đạo quản lý ở doanh nghiệp
Tăng cường đối thoại tại nơi làm việc kịp thời giải quyết các kiến nghị chính đáng của công đoàn cơ sở và người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp. Chủ động thúc đẩy thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn cho lao động nữ so với quy định của pháp luật.
3/ Chăm lo lợi ích cho đoàn viên và người lao động: tiếp tục triển khai chương trình “Phúc lợi đoàn viên” nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ với chính sách yêu đãi giảm giá cho đoàn viên công đoàn và người lao động. Hướng dẫn xây dựng các mô hình thúc đẩy Bình đẳng giới hiệu quả: hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc, mô hình “sức khỏe của bạn”; Giám sát việc thực hiện NDD105...về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động trong các khu công nghiệp. Tổ chức các diễn đàn về xây dựng gia đình no ấm tiến bộ hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới. Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Triển khai hiệu quả chương trình “Mái ấm công đoàn” ..Đẩy mạnh các phong chào thi đua “lao động giỏi lao động sáng tạo”, phong chào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”....
Tạo môi trường điều kiện cho hôn nhân gia đình trong công nhân lao động tại các khu công nghiệp; tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho lao động nữ. Quan tâm các hoạt động cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dạy và học hành của con công nhân lao động. Thực hiện tốt các hoạt động khuyến khích trao học bổng cho con công nhân lao động vượt khó học giỏi ; Khuyến khích động viên các tổ chức cá nhân nhận đỡ đầu con công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Khuyến khích các đơn vị có điều kiện tổ chức trại hè cho con công nhân lao động.
4/ Nâng cao chất lượng hoạt động của ban nữ công và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn về công tác bình đẳng giới và bảo vệ quyền của lao động nữ.
Quan tâm nâng cao kiến thức và kỹ năng phân tích, lập kế hoạch giải quyết các vấn đề về bình đẳng giới tại nơi làm việc; hiểu biết về pháp luật bình đẳng giới và quyền của lao động nữ tại nơi làm việc.Củng cố kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của Ban nữ công các cấp, đặc biệt là ban nữ công quần chúng đóng vai trò quan trọng trong nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ, đại diện bảo vệ quyền của lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc
Nâng cao tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt trong các cấp Công đoàn. Tôn vinh biểu dương nữ cán bộ công đoàn tiêu biểu.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, hy vọng nhiệm kỳ mới 2023-2028, hoạt động thúc đẩy Bình đẳng giới và bảo vệ quyền của lao động nữ sẽ có những chuyển biến tích cực hơn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đại hội XIX Công đoàn Nghệ An và mục tiêu chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An./.
Thu Nhi
THÔNG BÁO
Kế hoạch Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri giữa cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động với Đoàn Đại biểu Quốc hội trước Kỳ họp thứ 8 và tặng quà cho Công nhân lao động Năm 2024
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và tài sản cố định khác năm 2024
Thông báo công khai tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp năm 2023
Thông báo công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công năm 2023
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
LIÊN KÊT WEBSITE
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP