Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Công đoàn nghệ an

Lý giải đề xuất tăng tiền lương, giảm giờ làm xuống còn 40 giờ ở khu vực tư

09:15 02/11/2023

Tăng tiền lương, giảm giờ làm cho người lao động ở khu vực tư đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người lao động. Bên hành lang Quốc hội, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - về nội dung này.

 

 

Lý giải đề xuất tăng tiền lương, giảm giờ làm xuống còn 40 giờ ở khu vực tư
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Ảnh: T.Vương

Trong phiên thảo luận tại Hội trường chiều 31.10, Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - nêu đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1.7.2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Đồng thời, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề xuất giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công (đã được thực hiện từ 1999).

Bên hành lang Quốc hội, Lao Động có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - về nội dung này.

Thưa ông, đề xuất tăng lương tối thiểu vùng có ý nghĩa như thế nào với người lao động ở khu vực tư? Nhất là trong bối cảnh chúng ta thực hiện cải cách tiền lương từ 1.7.2024?

- Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét về việc cải cách chính sách tiền lương từ 1.7.2024. Như vậy, trong khu vực công, tiền lương sẽ được tính theo thang bảng lương. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được tăng lương từ 1.7.2024.

Vậy còn khu vực ngoài nhà nước thì sao? Mức lương của người lao động hiện tại chưa đáp ứng được điều kiện sống của phần lớn người lao động hiện nay, cũng như chưa bù đắp được phần trượt giá trong thời gian qua.

Vì vậy, rất mong muốn Hội đồng tiền lương quốc gia sớm thương lượng để trình Chính phủ việc tăng mức lương cơ sở và tốt nhất là thực hiện từ ngày 1.1.2024, nếu không được thì cần phải thực hiện đồng thời với việc tăng lương trong khu vực công (từ 1.7.2024) để đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các khu vực.

Thực tế, hiện nay giữa khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp vẫn còn khoảng cách về tiền lương. Nếu cải cách tiền lương và chúng ta tăng tiền lương tối thiểu ở khu vực doanh nghiệp thì khoảng cách này liệu thêm khó kéo gần?

- Thực tế hiện nay với mức lương cơ sở ở khu vực công là 1,8 triệu đồng nhân hệ số, tới đây khi cải cách tiền lương, chúng ta không áp dụng hệ số ở khu vực công nữa mà có bảng lương chức vụ, bảng lương chuyên môn nghiệp vụ, bảng lương lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương khởi điểm ở khu vực công dự kiến cao hơn so với mức lương tối thiểu của khu vực tư.

Dù lương tối thiểu vùng hiện nay ở khu vực tư cao hơn khởi điểm khu vực công nhưng người lao động trong khu vực tư không áp dụng theo chế độ lương theo hệ số. Do đó, tổng thu nhập của người lao động không phải là cao. Chi phí cuộc sống ngày càng tăng lên, vừa rồi có yếu tố lạm phát tăng lên cũng khiến nhiều người lao động khó khăn.

Vậy còn đề xuất giảm giờ làm cho người lao động ở khu vực tư thì sao, thưa ông?

- Tôi cho rằng, việc giảm giờ làm là việc làm hết sức cần thiết. Bởi chúng ta áp dụng chế độ 48 giờ/tuần tức là 6 ngày/ tuần từ rất lâu. Ở khu vực công đã giảm xuống chế độ 40 giờ/tuần từ năm 1999.

Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế, khảo sát 154 nước chỉ có 2 nước có số giờ làm việc trên 48 giờ/tuần; 1/3 số nước áp dụng là 48 giờ giống Việt Nam và khoảng 2/3 các nước có 48 giờ trở xuống.

Mặt khác, ở Việt Nam, thời giờ làm thêm tương đối cao. Chúng ta có quy định giờ làm thêm từ 200 - 300 giờ/năm. Như vậy tổng thời gian làm việc thực tế của người lao động bằng thời gian làm việc tiêu chuẩn cộng giờ làm thêm là tương đối cao so với mặt bằng chung của các nước.

Tôi cho rằng, không có lý do gì khi đất nước phát triển mà người lao động phải làm việc số giờ cao. Người lao động cần được quan tâm, được chia sẻ và phải được thụ hưởng tốt hơn từ những thành quả phát triển của đất nước. Đây cũng là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới.

Có một nghiên cứu khoa học, sau thời gian COVID-19, ở một số nước phương Tây, người ta thấy việc không trực tiếp hoặc làm không đủ thời gian lại tốt hơn về mặt tổng hòa cho người lao động. Người lao động dành nhiều thời gian cho gia đình, thể dục, thể thao và làm việc hiệu quả hơn thì xã hội tốt hơn.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, năng suất lao động ở nước ta đang còn thấp nên phải làm nhiều hơn để bù lại?

- Đó là khi chúng ta giảm thời giờ làm việc tiêu chuẩn từ 48 giờ xuống 44 giờ hoặc 40 giờ thì sẽ tác động một phần nào đó lên chi phí lao động. Nhưng việc tăng chi phí lao động lên là một cách để cơ cấu lại đầu tư vào nền kinh tế.

Tức là khi một số nước cơ cấu lại lĩnh vực, ngành nghề đầu tư bằng cách tăng chi phí lao động lên để giảm dần việc thu hút những nhà đầu tư vào các ngành nghề lĩnh vực thâm dụng lao động nữa.

Chúng ta đang ở thời kỳ dân số vàng, nếu như vẫn cứ tiếp tục thu hút đầu tư bằng các ngành nghề thâm dụng lao động trong một thời gian dài thì lực lượng lao động đang trở nên già và dân số già thì rất khó cạnh tranh trong tương lai.

Xin cảm ơn ông Phạm Trọng Nghĩa!

 

VƯƠNG TRẦN - THÙY LINH (BÁO LAO ĐỘNG)

Từ khóa:

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tăng biên chế công đoàn, đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn
21:28 26/10/2024

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, người lao động và đoàn viên công đoàn, nhiệm vụ của công đoàn trở nên đặc thù và nặng nề hơn; tuy nhiên, biên chế của công đoàn lại rất thấp, chỉ tương đương một phần ba so với các tổ chức chính trị-xã hội khác.


Nghệ An: Sôi nổi Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm trong KCN WHA và Nam Cấm
20:57 28/09/2024

Ngày 28/9, Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An phối hợp cùng UBND huyện Nghi Lộc tổ chức Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc và người lao động các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


Thật - giả tổ chức đại diện người lao động - Bài 2: Nhận diện tổ chức bất hợp pháp
14:41 25/09/2024

Theo Luật Công đoàn, Công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, thời gian gần đây, các tổ chức khủng bố, phản động ráo riết đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, lôi kéo công nhân, NLĐ thành lập các hội, nhóm, tổ chức bất hợp pháp trên lĩnh vực lao động, công đoàn tại các địa phương.


Thật - giả tổ chức đại diện người lao động - Bài 1: Núp bóng để kích động
09:30 25/09/2024

Từ phản ánh của người dân và qua tìm hiểu tại một số khu nhà trọ công nhân xung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TPHCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã ghi nhận được nhiều hoạt động của các đối tượng, hội, nhóm núp bóng danh nghĩa “đại diện người lao động” với mục đích đáng ngờ.


Chung tay sẻ chia khó khăn với người lao động sau bão lũ
16:57 24/09/2024

Siêu bão Yagi đã đi qua, nhưng hoàn lưu của bão vẫn tiếp tục gây mưa lớn kéo dài ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến công việc, đời sống sinh hoạt của hàng triệu người dân. Nhằm động viên, chăm lo, đồng thời chia sẻ những khó khăn, mất mát đối với đoàn viên, người lao động, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam phối hợp cùng Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam tổ chức đoàn công tác thiện nguyện đã tới thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động bị thiệt hại do lũ lụt tại tỉnh Yên Bái.


THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP