Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Công đoàn nghệ an

Tăng năng suất lao động cần “ tỷ lệ thuận” với việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động

01:52 26/08/2022

Giai đoạn 2016 - 2020, doanh nghiệp Nghệ An phát triển nhanh về số lượng, hoạt động đa dạng ở các ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn; đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đến cuối năm 2021, Nghệ An có 14.050 doanh nghiệp đang hoạt động, đứng thứ 9 cả nước và thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ.

 

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX đã đặt ra mục tiêu: Đến năm 2025 Nghệ An phấn đấu trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước. Phấn đấu đến 2025, toàn tỉnh có trên 30.000 doanh nghiệp, trong đó khoảng 20.000 doanh nghiệp hoạt động.

 

Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tích cực vận động kết nạp thêm nhiều công đoàn cơ sở

 

Tính đến 30/6/2022, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An đã thành lập được  542 Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp với tổng số đoàn viên là 80.572 người. Trong đó, Công đoàn Doanh nghiệp FDI là  37 CĐCS, chiếm 6,8%; Công đoàn tại  các công ty cổ phần là 225 CĐCS chiếm 41,5 %; Công ty TNHH112 CĐCS chiếm 20,6%, còn lại là các loại hình khác.

Thực trạng năng suất lao động tại các doanh nghiệp Nghệ An hiện nay

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ yếu của tỉnh đạt mức khá so với cả nước, tốc độ đổi mới công nghệ/thiết bị của Nghệ An đạt 15%. Năm 2020 giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao đạt 20%.

Năm 2021, Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc  đạt 66,4%, trong đó văn bằng chứng chỉ có 26,3%. Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn nhiều hạn chế, trình độ tay nghề, kỷ luật lao động chưa cao, tác phong công nghiệp, ngoại ngữ của người lao động còn hạn chế.

 

Năng suất lao động tại các doanh nghiệp Nghệ An chưa cao

 

Nhìn chung, doanh nghiệp Nghệ An vẫn còn khó khăn, hạn chế. Nhiều chỉ tiêu đánh giá về doanh nghiệp của tỉnh chưa bằng mức bình quân chung của cả nước (mật độ doanh nghiệp/1.000 dân trong độ tuổi lao động mới bằng 43,5% mức bình quân chung, thu nhập bình quân lao động chỉ bằng 65% mức bình quân chung cả nước...). Quy mô doanh nghiệp nhỏ  (97,03% số doanh nghiệp của tỉnh là siêu nhỏ, nhỏ), vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu lao động kỹ thuật, trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, hiệu quả thấp và chưa có nhiều thương hiệu mạnh đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế; môi trường làm việc còn nhiều hạn chế. Vì vậy, năng suất lao động tại các doanh nghiệp Nghệ An chưa cao, chưa có tính cạnh tranh.

Sự cần thiết tăng năng suất lao động

Dưới góc độ của một Quốc gia, một tỉnh, việc tăng năng suất lao động hết sức cần thiết, thể hiện được sức hút đầu tư của Quốc gia, đóng góp thêm được nhiều cho nguồn thu cho Quốc gia, cho tỉnh.

Hiện nay, năng suất lao động ở Việt Nam tụt hậu nhiều so với các nước trong khu vực và trong thế giới. Vì vậy, việc tăng năng suất lao động là hết sức cần thiết.

Dưới góc độ của một nhà đầu tư việc tăng năng suất lao động hết sức cần thiết vì đưa lại được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp so với chi phí bỏ ra ít hơn.

Tuy nhiên dưới góc độ của một người lao động, họ sẽ tự hỏi, tăng năng suất lao động, người công nhân sẽ được  gì? Hay họ sẽ phải làm thêm giờ nhiều hơn để làm ra nhiều sản phẩm hơn, trong khi các khoản tiền lương làm thêm giờ không cao bởi mức lương tối thiểu vùng còn thấp?

Tổ chức ILO chỉ ra rằng tăng năng suất lao động đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng lương thực tế và cải thiện mức sống của người lao động về dài hạn. Khi mức giá trị gia tăng bình quân trên mỗi người lao động tăng lên, doanh nghiệp có thể có khả năng trả lương cao hơn trong khi vẫn duy trì khả năng cạnh tranh.

Còn theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, Nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn, khi năng suất lao động cao thì người lao động được trả lương cao, ngược lại, tiền lương, thu nhập có tác động trở lại đến năng suất lao động.

Như vậy, quan điểm về tăng năng suất lao động sẽ có cách hiểu khác nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, rất cần có sự giải thích, tuyên truyền để người lao động thấy được lợi ích khi năng suất lao động tại doanh nghiệp được tăng lên. Đồng thời cũng phải làm rõ như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động để tăng năng suất lao động.

Trách nhiệm của Công đoàn trong tăng năng suất lao động

Trách nhiệm của tổ chức Công đoàn là cần làm thay đổi quan điểm của người lao động về tăng năng suất lao động cũng như kiến nghị với chủ doanh nghiệp những cơ chế hỗ trợ đi kèm để tăng năng suất lao động, chứ ko phải tăng năng suất lao động theo hướng giảm thiểu các chi phí và yêu cầu người lao động làm thêm giờ nhiều hơn để tăng số lượng sản phẩm. Để thực hiện điều đó các cấp Công đoàn cần tiến hành triển khai nhiều giải pháp tích cực :

Một. Các cấp công đoàn cần kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tỉnh, huyện xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, có các cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp có công nghệ cao đầu tư, có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, tay nghề cao.

Hai. Các cấp Công đoàn cần tuyên truyền, giải thích cho người lao động về năng suất lao động và kết quả của tăng năng suất lao động. Người lao động sẽ nhận được những ưu đãi tốt hơn từ việc doanh nghiệp tăng năng suất lao động, như việc làm ổn định, thu nhập tăng thêm, điều kiện lao động được cải thiện. Từ đó vận động người lao động khắc phục những tồn tại hạn chế hiện nay về: ý thức tác phong công nghiệp, về kỹ năng trình độ tay nghề, về ý thức chấp hành kỷ luật, về quy trình các bước để khiếu nại giải quyết những bất đồng trong quan hệ lao động, tránh đình công trái pháp luật. Bên cạnh đó, Công đoàn cần tổ chức các đợt tuyên truyền để người lao động hiểu được trách nhiệm của cá nhân trong việc tự học tập nâng cao trình độ để giữ ổn định chỗ làm việc. Tăng năng suất lao động đi liền với tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao, kết hợp hiệu quả giữa lao động và người máy theo từng công đoạn sản xuất … thì nguy cơ bị đào thải, mất việc làm của người lao động sẽ cao. 

Ba là. Muốn tăng năng suất lao động trước hết phải ổn định sản xuất, hạn chế các tranh chấp lao động và đình công. Vì vậy Công đoàn và Người sử dụng lao động cần: Đảm bảo dân chủ, đối thoại thường xuyên tại doanh nghiệp để hạn chế đình công. Để thực hiện nhiệm vụ này thì Công đoàn chủ động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; Đề xuất ban hành các quy chế dân chủ, trả lương, thưởng; công khai một số kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Bốn. Công đoàn thương lượng với người sử dụng lao động quan tâm cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, hạn chế tác động xấu của môi trường tự nhiên vào quá trình làm việc của công nhân lao động; quan tâm đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, bởi khi có tay nghề cao người lao động mới nâng cao được năng suất lao động.

Chí Công

TIN TỨC MỚI NHẤT

Công đoàn góp phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong kỷ nguyên mới
09:47 01/04/2025

Cùng với sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân lao động tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trên địa bàn, ngoài việc quan tâm chăm lo bảo vệ quyền lợi , nâng cao phúc lợi cho người lao động, tổ chức công đoàn  còn chú trọng bồi đắp bản sắc văn hoá dân tộc trong môi trường lao động.


Đối thoại tích cực giúp ổn định quan hệ lao động tại Nghệ An
07:24 23/03/2025

Những năm gần đây, nhiều vụ công nhân ngừng việc tập thể tại Nghệ An đã được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả nhờ sự vào cuộc tích cực của Công đoàn. Ông Kha Văn Tám - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An - chia sẻ với Báo Lao Động về kinh nghiệm trong phối hợp xử lý các vụ việc này.


Năm 2025, những trường hợp nào nghỉ hưu sớm và không bị trừ tỷ lệ lương hưu?
10:32 14/03/2025

Người lao động nghỉ hưu sớm nếu không đủ điều kiện theo quy định thì mỗi năm nghỉ trước tuổi sẽ trừ 2%. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không bị trừ tỷ lệ phần trăm sau khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 có hiệu lực và tác động từ chính sách tinh gọn bộ máy.


31 Nghị định, Thông tư có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025
15:31 02/02/2025

Trong 31 chính sách mới và sửa đổi có 5 Nghị định và 26 Thông tư có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025.


Mong tất cả đoàn viên, công nhân lao động đều có tết
17:12 06/01/2025

Huy động mọi nguồn lực, tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo thiết thực về vật chất, tinh thần đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động đều đón Tết vui tươi, ý nghĩa, đầm ấm, sum vầy là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Nguyễn Chí Công đối với các cấp công đoàn trong tỉnh nhân dịp Tết Sum vầy năm 2025.


THƯ VIỆN ẢNH

LIÊN KÊT WEBSITE

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP